Nhựa Đông Á chiếm thị phần lớn trên thị trường nhựa vật liệu xây dựng trong nước.
Vật liệu truyền thống đang dần bị thay thế
Ngành nhựa xây dựng được chia làm 2 ngạch chính là ống nhựa xây dựng và nhựa vật liệu xây dựng. Trong đó, nhựa vật liệu xây dựng gồm tấm nhựa profile, nhôm composite, tấm trần, nẹp cửa…
Hiện nay, tại các dự án bất động sảnhoặc nhà dân, vật liệu được sử dụng để làm cửa có đến 80 - 90% là dùng cửa nhựa, 10 - 20% còn lại là dùng vật liệu gỗ thông thường.
Ông Cao Hữu Phi, Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Địa ốc Đức Linh cho biết, trước kia, khi ngành vật liệu nhựa xây dựng chưa phát triển mạnh, tại các công trình, Công ty vẫn thường dùng vậy liệu gỗ tự nhiên hoặc sắt để làm cửa. Các vật liệu này có chi phí xây dựng cao, dẫn tới giá thành sản phẩm cũng bị tăng lên và người mua nhà sẽ là người chịu. Đến nay, Công ty đã sử dụng cửa nhựa lõi thép, vừa có tính thẩm mỹ, vừa có độ chắc chắn cao.
Theo thống kê, trong 3 năm qua, tỷ lệ sử dụng cửa nhựa bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng từ 30 kg/người đến hơn 40 kg/người, trong khi trung bình các nước Đông Á là 46 kg/người và thế giới là hơn 100 kg/người. Trong đó, sử dụng nhiều nhất cửa nhựa là ở Mỹ khoảng 150 - 160 kg/người, ở châu Âu là 140 - 150 kg/người.
Ông Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, các loại sản phẩm nhựa xây dựng ngày càng phong phú và đa dạng về cả mẫu mã lẫn chủng loại như ống nhựa, thanh uPVC profile, tấm nhôm composite, tấm nhựa MICA (PS), tấm PP, tấm FOMEX,.. Sự phát triển của thị trường bất động sản đang mở ra cơ hội lớn cho cácdoanh nghiệpsản xuất nhựa xây dựng Việt Nam.
Ông Đặng Trần Hải Đăng, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu VietinbankSc cho rằng, thị phần mảng nhựa xây dựng chỉ chiếm 18,2% tổng ngành, tuy nhiên tốc độ phát triển của nhựa xây dựng khá lớn 15 - 20%/năm, nên tiềm năng phát triển mạnh.
Cạnh tranh gay gắt
Cả nước hiện có 180 doanh nghiệp đang hoạt động trong 2 mảng là ống nhựa xây dựng và nhựa vật liệu xây dựng. Mảng ống nhựa xây dựng có doanh thu khoảng 12.300 tỷ đồng/năm với 2 doanh nghiệp lớn là Nhựa Tiền Phong (NTP) và Nhựa Bình Minh (BMP). Còn đối với mảng nhựa vật liệu xây dựng, thì Nhựa Đông Á (DAG) đang là doanh nghiệp nội chiếm thị phần nhiều nhất.
Dù có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, nhưng các doanh nghiệp ngành nhựa xây dựng Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Ngoài việc bị cạnh tranh bởi các sản phẩm truyền thống như gỗ, nhôm, sản phẩm nhựa xây dựng Việt Nam còn bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm ngoại nhập cùng chủng loại, đặc biệt là từ Trung Quốc. Hàng nhập khẩu Trung Quốc với mẫu mã phong phú, đa dạng, đang chiếm thị phần lớn trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là thị trường thanh profile (hàng nhập khẩu chiếm đến 60%).
Trước những khó khăn như vậy, ông Trần Việt Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Nhựa Đông Á cho biết, công ty này tập trung chuyên sâu các sản phẩm công nghệ mới, hướng tới thân thiện môi trường. Hiện tại, doanh nghiệp cũng đang chuẩn bịđầu tưthêm dây chuyền sản xuất mới với giai đoạn 1 là 230 tỷ đồng và giai đoạn 2 là 150 tỷ đồng. Theo đó, công suất kỹ thuật sẽ tăng từ 12.000 tấn/năm năm 2013, lên 36.000 tấn/năm năm 2016 và giai đoạn 2 là 54.000 tấn/năm năm 2017.
Dù được xếp vào hàng “sinh sau đẻ muộn”, nhưng với chất lượng được đánh giá tốt, giá thành tầm trung, thời hạn bảo hành cao và cộng với tiêu chí người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, các sản phẩm nhựa xây dựng nội đã chiếm được tình cảm của ngườitiêu dùngtrong nước. Thực tế, các sản phẩm nhôm composite, tấm trần, nẹp trang trí, hàng nội địa đang chiếm đến gần 100% thị phần.
VLXD.org (TH/ Đầu tư BĐS)