Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Ngành vật liệu xây dựng: Sáng tối đan xen

27/03/2017 - 05:14 CH

Năm 2017, dư địa tăng trưởng về số lượng và giá trị các dự án bất động sản và công trình xây dựng sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của doanh nghiệp ngành VLXD. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh có thể sẽ gia tăng đáng kể khi nhiều nhà máy mới dự kiến đi vào hoạt động.
Một báo cáo vừa mới phát hành của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra nhận định như trên. Theo VDSC, dù có đôi chút hạ nhiệt so với năm 2015, thị trường bất động sản vẫn tiếp tục có một năm tăng trưởng mạnh với hàng loạt dự án được triển khai. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư của Chính phủ để phát triển hạ tầng khu công nghiệp - giao thông vẫn rất lớn. Tổng hợp của hai yếu tố này tiếp tục đem lại một năm đầy sôi động đối với các hoạt động xây dựng và là mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp liên quan trong chuỗi giá trị này.

Sang năm 2017 này, dư địa tăng trưởng về số lượng và giá trị các dự án bất động sản và công trình xây dựng sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng (VLXD). Tuy nhiên, do áp lực cạnh tranh gia tăng, nên các doanh nghiệp lớn với tiềm lực tài chính mạnh và bộ máy quản lý hiệu quả sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ tăng trưởng chung của ngành.

VDSC phân tích thêm, dư địa tăng trưởng tiêu thụ rộng mở nhờ sự gia tăng các công trình hạ tầng trọng điểm và dự án bất động sản mới. Nhiều doanh nghiệp đã công bố sẽ triển khai nhiều dự án bất động sản mới trong năm 2017 như loạt căn hộ thương hiệu Vincity của Vingroup, dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị (Saigon Peninsula), dự án Luxgarden... Cùng với với đó, nguồn vốn FDI dồi dào cũng sẽ thúc đẩy nhu cầu xây dựng nhà xưởng và hạ tầng ở các khu công nghiệp mới và khu công nghiệp mở rộng.

Với lĩnh vực xây dựng hạ tầng, bên cạnh khối lượng công việc dang dở từ các dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ…, lĩnh vực giao thông hạ tầng sẽ cần được đầu tư hơn một triệu tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020. Do vậy, nỗ lực cải thiện hạ tầng sẽ tạo thêm nhiều “cơ hội bán hàng” cho các doanh nghiệp vật liệu xây dựng.

Bên cạnh đó, xu hướng đầu tư sản xuất các sản phẩm chất lượng cao ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp đầu ngành đã và đang tích cực chuyển đổi dây chuyền sản xuất theo hướng tiết kiệm nguyên liệu, độ tự động hóa cao và bắt kịp xu hướng tiêu dùng. Một vài ví dụ điển hình có thể kể đến như: VGC (đầu tư dây chuyền sản xuất kính tiết kiệm năng lượng và kính nổi), VIT (chuyển đổi hoàn toàn công nghệ sử dụng than sang khí CNG), HT1 (sử dụng các loại nhiên liệu thay thế như vỏ trấu, dầu điều để thay thế cho dầu HFO), C32 (đang đầu tư dây chuyền bê tông rung ép và bàn rung với cống hộp để cho hiệu suất cao suất cao hơn)…Điều này không chỉ giúp tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nội địa mà còn hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu.

Mặc dù vậy, theo VDSC, rủi ro năm 2017 đối với ngành VLXD không phải là không có, cụ thể như: Giá nguyên liệu đầu vào tăng; khả năng lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ vay để đầu tư mới…/.

Theo TBTC
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng