Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Nhiều công trình xây dựng tại TP.HCM giãn tiến độ vì giá vật liệu

23/07/2021 - 11:05 SA

Trước sức ép đầy biến động của thị trường vật liệu xây dựng trong vài tháng gần đây, nhiều dự án bất động sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đứng trước lựa chọn hoặc giãn tiến độ thi công hoặc đóng cửa công trình.
Theo ghi nhận, từ khoảng cuối năm 2020 đến nay, giá thép tại TP Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều biến động, với những tăng giảm giá đột ngột. Cụ thể, từ cuối tháng 11/2020 đến cuối tháng 3/2021 tăng từ 11.800 đồng/kg lên 15.400 đồng/kg (27%); từ đầu tháng 3/2021 cuối tháng 5/2021 tăng từ 15.400 đồng/kg lên 18.700 đồng/kg (21,5%).

Tuy nhiên, từ đầu tháng 6/2021, các Công ty thép trong nước đồng loạt thông báo giảm giá thép từ 16.650 đồng/kg - trên 17.000 đồng/kg tùy thương hiệu…Trên đà giảm, tiếp tục đến đầu tháng 7/2021, giá thép nhiều lần được điều chỉnh giảm, song đến nay vẫn khá cao và đang quanh ngưỡng 17.000 đồng/kg (chưa bao gồm VAT).

Như vậy, chỉ trong vỏn vẹn 8 tháng, giá thép tại TP Hồ Chí Minh đã tăng gần gấp đôi (48,5%), rồi bất ngờ quay đầu giảm. Tuy nhiên, mức giảm không đáng kể, đã khiến nhiều dự án bất động sản vốn đang khó khăn trong đại dịch Covid-19, càng khó khăn chồng chất vì nguy cơ đội vốn.

Để bảo vệ lợi nhuận kỳ vọng, các doanh nghiệp địa ốc buộc phải thực hiện phương án tạm dừng hoặc giãn tiến độ thi công chờ “cơn bão giá” bình ổn trở lại. 
 

Nhiều dự án trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đang giãn tiến độ thi công để kịp ứng phó với những biến động của thị trường vật liệu xây dựng.

 
Hiện nay, giá thép giảm nhẹ là tín hiệu đáng mừng với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, mức giảm còn hạn chế, khiến công trình của nhiều dự án trên địa bàn thành phố vẫn chưa thoát được cảnh tiến thoái lưỡng nan, làm cũng không được mà dừng cũng không xong.

Chưa bao giờ giá thép thay đổi liên tục như hiện nay, nhiều cửa hàng không dám xuất hàng với lượng lớn bởi có thể chỉ vài tiếng sau, giá đã thay đổi. Chưa kể, cùng với sắt thép, nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, xi măng, gạch đá... cũng tăng theo khiến giá thành xây dựng bị đẩy lên quá cao. Lúc này, chủ đầu tư buộc phải đứng giữa 2 lựa chọn. Một là, tiếp tục thi công để hoàn thành đúng tiến độ, chấp nhận hao hụt lợi nhuận; Hai là, thi công cầm chừng để đảm bảo chất lượng công trình và lợi nhuận kỳ vọng, thậm chí là để tránh nguy cơ bị thua lỗ.

Không mấy lạc quan dù giá thép xây dựng đã dần hạ nhiệt, Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho rằng, hiện tượng giá thép giảm nhẹ hiện nay là hiện tượng tự nhiên, và chỉ mang tính tạm thời.

Cuối tháng 6, đầu tháng 7 hàng năm là mùa mưa, vì vậy các công trình xây dựng thi công hầu như đều tạm dựng thi công, nên giá thép thường giảm theo cung cầu thị trường. Tuy nhiên, những tháng cuối năm là thời kỳ cao điểm của mùa xây dựng, giá thép có thể sẽ tiếp tục tăng trở lại, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch VACC nhận định.

Vì vậy, trong quý III và IV/2021, để giúp doanh nghiệp ngành xây dựng tránh những tổn thất không đáng có, VACC kiến nghị, các cơ quan chức năng sớm đưa ra giải pháp cụ thể, thiết thực, để kiểm soát giá thép ở mức phù hợp với sự phát triển kinh tế trong nước.

Đồng quan điểm, Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam Nguyễn Hoàng cũng dự báo, giá thép sẽ tăng trở lại vào cuối quý III/2021, và có thể thiết lập một mặt bằng giá mới vào quý IV/2021.

Theo Giám đốc Nghiên cứu và Phát triển DKRA Việt Nam, để chặn đà tăng giá thép, các doanh nghiệp sản xuất cần tiết giảm chi phí sản xuất, ưu tiên nguồn phôi thép để dùng sản xuất trong nước, bảo đảm bình ổn giá. Để làm được điều này đòi hỏi Chính phủ cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất phôi tạm thời hạn chế xuất khẩu, ưu tiên thị trường nội địa, qua đó hạn chế sự tăng giá thép xây dựng.
 
VLXD.org (TH/ KTĐT)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng