Tiêu thụ than toàn cầu trong năm nay sẽ bằng mức tiêu thụ than toàn cầu cao kỷ lục được ghi nhận vào năm 2013. Theo IEA, tiêu thụ than toàn cầu có thể sẽ tăng mạnh hơn trong năm tới, thiết lập mức cao nhất trong lịch sử.
Năm ngoái, tiêu thụ than của các nước trên Thế giới tăng khoảng 6% khi các nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, góp phần khiến lượng khí thải CO
2 hàng năm tăng lên mức lớn nhất từ trước đến nay.
Báo cáo cho biết, việc Thế giới tiếp tục đốt một lượng lớn than đang làm gia tăng mối lo ngại về khí hậu, vì than là nguồn phát thải CO
2 đơn lẻ lớn nhất liên quan đến năng lượng.
Nhu cầu than toàn cầu tăng trong năm nay do giá khí đốt tự nhiên tăng, cản trở nỗ lực chuyển đổi khí đốt sang than ở nhiều nước, cũng như do kinh tế Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhu cầu về than ở Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 7% trong năm 2022 do tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiêu thụ điện tăng. Đồng thời, nhu cầu than của Liên minh châu Âu (EU) cũng được dự báo sẽ tăng 7% do than ngày càng được sử dụng để thay thế khí đốt trong bối cảnh Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1.
Một số nước EU đang kéo dài tuổi thọ của các nhà máy nhiệt điện than nằm trong kế hoạch đóng cửa hoặc mở cửa trở lại các nhà máy đã cho dừng hoạt động.
Tại Trung Quốc, nước chiếm hơn một nửa nhu cầu than của thế giới, dù nhu cầu than giảm 3% trong nửa đầu năm nay nhưng dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm, theo IEA.
Trung Quốc, nước chiếm hơn một nửa nhu cầu tiêu thụ than toàn cầu, đã giảm 3% nhu cầu than trong 6 tháng đầu năm nhưng dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm.
VLXD.org (TH/ Reuters)