>> Tôn Hoa Sen: Cam kết sản xuất và bán hàng đúng chất lượng
>> Tôn Hoa Sen khởi công nhà máy tại Nghệ An
>> Hoa Sen và Nam Kim chiếm trên 60% thị phần xuất khẩu tôn mạ
Theo đó, tất cả các mặt hàng trên được Hoa Sen điều chỉnh tăng 200.000 đồng/tấn trên phạm vi toàn quốc, mức giá trên chưa bao gồm 10% thuế VAT.
Hoa Sen tăng giá ống thép, tôn mạ thêm 200.000 đồng/tấn từ ngày 14/12
Tại thị trường trong nước, nhu cầu thép dẹt ít phụ thuộc vào ngành bất động sản hơn so với thép xây dựng do tỉ trọng tiêu thụ các mặt hàng tôn mạ hay ống thép chủ yếu đến từ thị trường dân dụng.
Trong quý 3 vừa qua, sản lượng tiêu thụ thép của Tập đoàn Hoa Sen giảm 44% so với cùng kỳ 2021, xuống 313.000 tấn. Trong đó, sản lượng xuất khẩu giảm 76%, còn sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 32% từ mức nền thấp của kỳ trước.
Chứng khoán SSI (SSI Research) dự đoán sản lượng tiêu thụ của Hoa Sen trong năm 2023 có thể giảm 20,6% xuống còn 1,42 triệu tấn. Riêng sản lượng xuất khẩu giảm 42% còn 508.000 tấn, trong khi sản lượng tiêu thụ trong nước dự kiến sẽ không đổi, duy trì ở mức 913.000 tấn.
Được biết, giá mặt hàng thép cuộn cán nóng HRC đã quay đầu tăng mạnh trong thời gian gần đây. Hiện giá HRC tại thị trường trong nước đang dao động ở mức 590-600 USD/tấn.
Việc các nhà sản xuất liên tục tăng giá bán thép HRC đã gây ra sự xáo trộn trên thị trường khiến các doanh nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép…) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản xuất bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong quý 3.2022, tổng sản lượng tiêu thụ thép dẹt thành phẩm toàn ngành, bao gồm thép mạ kẽm và ống thép đạt 1,43 triệu tấn, giảm 19% so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 10% so với quý trước và 47% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn này giảm mạnh tới 62% xuống còn 402.000 tấn do nhu cầu toàn cầu suy yếu, đặc biệt tại thị trường EU và Mỹ.
Mặc khác, do chênh lệch giữa giá thép tại các thị trường này so với thị trường châu Á và các biện pháp bảo hộ tại EU và Mexico đã khiến các doanh nghiệp của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
VLXD.org (TH/ cafeland)