Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Kinh doanh - Đầu tư

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên đề xuất xây dựng ngân hàng cát

04/03/2022 - 03:51 CH

Khai thác cát quá vượt quy hoạch là một trong 6 nguyên nhân chính gây ra hàng trăm vụ sạt lở nghiệm trọng tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Do đó việc xây dựng ‘ngân hàng cát’ tại vùng để khai thác cát một cách bền vũng là một trong những giải pháp được Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (WWF) đề xuất.
Ngày 3/3, tại TP. Cần Thơ, WWF-Việt Nam phối hợp với Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (TCPCTT) tổ chức Hội thảo khởi động gói tư vấn xây dựng ngân hàng cát & kế hoạch duy trì ổn định hình thái sông khu vực ĐBSCL.

Dự án quản lý khai thác cát bền vững, được tài trợ bởi Quỹ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI) - BMU thông qua WWF-Việt Nam. Dự án được thực hiện trong 5 năm với khoảng ngân sách 2 triệu USD, với mục tiêu cụ thể là: Xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng cát cho ĐBSCL với sự phối hợp cùng các đối tác quan trọng; tăng cường nhận thức của cộng đồng và các cơ quan ra quyết định về những tác động của việc khai thác cát và sỏi không bền vững, làm gia tăng thiên tai ở ĐBSCL; tăng cường khả năng cho các đối tác truy cập thông tin về rủi ro liên quan đến khai thác cát, sỏi và thúc đẩy tìm kiếm các nguồn vật liệu thay thế cát sỏi trong lĩnh vực xây dựng; xây dựng các khuyến nghị, hướng dẫn về khai thác cát sỏi bền vững và lồng ghép trong chính sách phòng chống thiên tai và phát triển bền vững ở ĐBSCL.
 
Nhiều công trình xây dựng thiếu vật liệu cát, sỏi giá tăng cao càng kích thích tình trạng khai thác vượt quy hoạch tại các mỏ cát.

Để đạt được những mục tiêu trên, dự án sẽ thực hiện những nghiên cứu về ngân hàng cát ở ĐBSCL, tạo cơ sở khoa học vững chắc cho việc xây dựng những chính sách khai thác cát bền vững ở khối công và tư, góp phần tăng khả năng tự phục hồi và chống chịu với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. Trong đó, hai nghiên cứu quan trọng nhất là “xây dựng ngân hàng cát cho ĐBSCL và kế hoạch duy trì ổn định hình thái sông Khu vực ĐBSCL”, được xem là những nghiên cứu đầu tiên về đề tài này ở quy mô toàn vùng, bao gồm 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL. Trong đó sẽ có 1 tỉnh, thành được lựa chọn để thực hiện thí điểm lồng ghép kết quả của dự án vào kế hoạch quản lý khai thác cát sông trên địa bàn.

Bên cạnh hai nghiên cứu chính nêu trên, dự án cũng thực hiện các nghiên cứu khác về tình hình khai thác, sử dụng cát ở ĐBSCL, các vùng lân cận và sử dụng các kết quả đầu ra làm cơ sở để thúc đẩy các chủ thể chính trong ngành xây dựng Việt Nam tìm kiếm các nguồn cung ứng bền vững để thay thế cát sông.

Các buổi đối thoại, tọa đàm sẽ được tổ chức nhằm cung cấp các thông tin về rủi ro kinh tế - xã hội và môi trường liên quan đến khai thác cát, tạo điều kiện để trao đổi và lắng nghe ý kiến các bên, bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp khai thác và sử dụng cát, các tác nhân liên quan khác trong ngành cũng như đại diện của người dân địa phương. 

Theo ông Lê Thanh Chương, đại diện cho Bộ NN&PTNT, có 6 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng gia tăng, đó là do dòng chảy, địa chất yếu, công trình hồ đập thủy điện phía thượng lưu, khai thác cát quá mức, phát triển cơ sở hạ tầng, chất tải lên bờ sông và giao thông thủy tác động gây xói lở.

Phó Tổng cục trường, Tổng cục phòng chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến cho biết, tình trạng sạt lở bờ sông tại khu vực ĐBSCL tăng hàng năm và đang ở mức báo động với 621 điểm sạt lở, tổng chiều dài trên 610km, trong đó có 147 đặc biệt nguy hiểm với chiều dài gần 200km. Các công trình nghiện cứu cho thấy việc khai thác cát quá mức, vượt quy hoạch đang là một trong những nguyên nhân gây sụt lún, sạt lở ở ĐBSCL gia tăng. Hiện nay, ở khu vực này chỉ có hơn 65 doanh nghiệp được cấp phép khai thác cát với lượng khai thác khoảng 15 triệu m³ (tương đương 22 - 28 triệu tấn/năm) nhưng thực tế khai thác cao hơn rất nhiều, nếu không có giải pháp quản lý thì nguồn cát sỏi có thể cạn kiệt là khó tránh khỏi.

“Việc xác định trữ lượng còn lại, và dự báo, quy hoạch cho 10 năm, hay 20 năm tới cũng đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu cơ sở dữ liệu để tính toán. Do đó, dự án xây dựng ngân hàng các do WWF-Viêt Nam đề xuất là rất có ý nghĩa trong công tác quản lý, khai thác bền vững cát sỏi tại khu vực ĐBSCL”, ông Tiến nói.
 

Theo Lương Văn Hùng, Vụ vật liệu xây dựng-Bộ Xây dựng, số tổng hợp liệu từ các địa phương cho biết tổng trữ lượng cát, sỏi đủ tiêu chuẩn làm cát xây dựng được các địa phương phê duyệt theo thẩm quyền khoảng 692 triệu m³; công suất cấp phép khai thác cát xây dựng khoảng 62 triệu m³/năm.
 

Theo tính toán của Viện vật liệu xây dựng thì nhu cầu sử dụng cát xây dựng cả nước hàng năm khoảng 130 triệu m³. Như vậy, nguồn cung hợp pháp chỉ đáp ứng được 40 - 50% nhu cầu cát xây dựng, do đó đã xảy ra tình trạng thiếu cát xây dựng tại nhiều nơi trong thời gian vừa qua.
 

Cũng theo ông Hùng, hiện nay nhiều doanh nghiệp có nguồn đá tự nhiên đã đầu tư các dây chuyền sản xuất cát nghiền phục vụ cho nhu cầu địa phương và cung cấp cho các địa phương khác không có nguồn đá để sản xuất cát nghiền, đặc biệt là cung cấp cho hai thị trường tiêu thụ lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
 

Các dây chuyền sản xuất cát nghiền hiện nay được đầu tư công nghệ thiết bị sản xuất thuộc loại tiên tiến, mức độ cơ giới hoá, tự động hoá cao, quy mô công suất khoảng 100.000 - 500.000 m³/năm, đặc biệt có doanh nghiệp tại tỉnh Hoà Bình đã đầu tư và đưa vào hoạt động một dây chuyền sản xuất cát nghiền có quy mô công suất lớn nhất hiện nay là 750 tấn/giờ (khoảng 1,8 triệu m³/năm).
 

Năng lực sản xuất cát nghiền hiện nay ở nước ta cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra còn có nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu sử dụng chất thải của ngành công nghiệp như: tro, xỉ, phế thải xây dựng, chất thải của công nghiệp khai khoáng… làm vật liệu xây dựng, góp phần thay thế nguồn cát tự nhiên, tiết kiệm tại nguyên khoáng sản.
 

Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho biết, do nhu cầu cát, sỏi phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay rất lớn, đồng thời cát, sỏi là loại khoáng sản dễ khai thác và không cần đầu tư nhiều nên hoạt động khai thác trái phép cát, sỏi trên sông diễn ra phức tạp và ngày càng tăng trên trên cả nước.
 

Nguồn nguyên liệu thay thế cho cát sỏi hiện nay là từ đá nghiền, không phải là vật liệu tái sinh nên dần dần cũng sẽ bị cạn kiệt. Thiếu cát cho các công trình xây dựng, giá cát tăng cao, dẫn đến các đối tượng tăng cường khai thác cát trái phép; việc khai thác diễn ra cả ngày và đêm tại mọi thời điểm trong năm, do vậy việc xây dựng “ngân hàng cát” thì không khó, cái khó là làm sao bảo vệ được ngân hàng cát này không bị thâm hụt qua từng năm, ông Hùng lo lắng nói.

 
VLXD.org (TH/ NĐT)
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng