Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép nửa đầu năm 2022 của cả nước đạt 6,96 triệu tấn, giảm gần 16% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 5,1 tỉ USD, tăng 13,7%.
>> Xuất khẩu sắt thép đạt 5,12 tỷ USD
>> Năm 2020: Xuất khẩu sắt thép tăng 25% về kim ngạch
>> Xuất khẩu sắt thép ghi nhận mức tăng chưa từng có trong 2 tháng đầu năm
Xu hướng xuất khẩu thép có xu hướng chững lại trong những tháng gần đây. Theo báo cáo từ công ty chứng khoán SSI (SSI Research), mảng tôn mạ bị sụt giảm về sản lượng khoảng 30% so với mức đỉnh trong quý 4/2021.
Nguyên nhân do nhu cầu giảm ở các thị trường xuất khẩu chủ chốt (đặc biệt là Mỹ và EU), những thị trường mà trong điều kiện thuận lợi từng chiếm 60 - 70% sản lượng xuất khẩu tôn mạ của Việt Nam.
Ngoài nhu cầu ở các thị trường đi xuống, xuất khẩu nhóm sản phẩm này trong nửa cuối năm 2022 cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp bảo hộ mà EU áp đặt.
Cụ thể gần đây, EU đã bổ sung Việt Nam vào nhóm “các nước khác” với hạn ngạch nhập khẩu dành cho nhóm này là 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) từ ngày 1.7.2021 đến 30.6.2022 và tăng 4%/năm trong 2 năm tới.
Theo EU, sản lượng xuất khẩu HDG của Việt Nam sang châu Âu ước đạt 979.000 tấn vào năm 2021. Với điều chỉnh này, xuất khẩu từ Việt Nam sang EU có thể sẽ giảm trong thời gian tới.
Tuy nhiên, đóng góp từ thị trường EU đối với xuất khẩu thép Việt Nam cũng đã giảm so với giai đoạn trước do giá thép EU giảm đáng kể trong những tháng gần đây.
Hiện giá thép HRC tại EU đã điều chỉnh khoảng 35% về dưới mức trước khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine xảy ra. Do đó, SSI Research dự báo tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép sẽ giảm trong quý 2 và quý 3/2022...
Hiện nay Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm hơn 19% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành.
VLXD.org (TH/ thanhnien, cafeland)