Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Người dân Hà Nội có thể yên tâm với công trình cao tầng khi xảy ra động đất

26/03/2011 - 10:33 SA

TS Lê Quang Hùng - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) khuyên người dân không nên lo ngại vì các công trình cao ốc khi thiết kế, xây dựng đã tính đến độ kháng chấn.


* Thưa ông, trận động đất 6,8 độ richter tại Myanmar tối 24/3 gây nên chấn động tại Hà Nội kiến nhiều người dân ở các chung cư cao tầng hoảng loạn, lo lắng về sự an toàn của công trình. Ông nói gì về vấn đề này?

- Theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam về thiết kế công trình chịu động đất đã quy định: Các công trình xây dựng tại vùng có khả năng xảy ra động đất tương đương cấp 7 (thang MKS) trở lên phải thiết kế chống động đất; vùng giao động cấp 5-6 MSK tùy theo tầm quan trọng mà thiết kế hoặc có giải pháp chống động đất; dưới cấp 5 MKS thì không yêu cầu kháng chấn.

Trận động đất tối 24/3 tại Myanmar gây chân động cấp 4-5 MSK tại Hà Nội. Với chấn động này, con người có cảm nhận rõ rệt. Tuy nhiên với công trình xây dựng thì không ảnh hưởng gì vì chấn động đến cấp 7 mới tác động hư hại công trình.

* Các công trình xây dựng tại Hà Nội được thiết kế kháng chấn như thế nào, thưa ông?

Trong bản đồ phân vùng động đất thì Hà Nội được xếp vào khu vực có ảnh hưởng cấp 7 MSK. Nghĩa là các công trình phải có thiết kế kháng chấn. Trên thực tế, các công trình xây dựng tại Hà Nội đã và đang thiết kế theo bản đồ phân vùng động đất. Bản đồ này chi tiết đến cả từng quận, huyện của cả nước. Và đặc biệt, tại Hà Nội, khi thiết kế, các nhà chuyên môn đã kiểm tra qua Viện Vật lý địa cầu để biết chính xác đến tận vị trí công trình nằm trong vùng ảnh hưởng như thế nào mà tính độ kháng chấn an toàn.

Thực tế, thời gian qua, qua kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc của tư vấn độc lập về chất lượng công trình, độ an toàn của công trình, trong đó có tác động của động đất, cho thấy chủ đầu tư và nhà thầu đều tuân thủ nghiêm ngặt.

Thiết kế kháng chấn không phân biệt công trình đơn giản hay công trình phức tạp, nhà tái định cư hay khách sạn 5 sao… Tất cả đều tuân thủ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Vì vậy, theo như phân vùng động đất tại Hà Nội thì người dân sống trong các chung cư cao tầng có thể yên tâm khi xảy ra động đất.



* Với các công trình lớn thì như vậy, còn các công trình nhà dân tự xây thì sao?

- Các công trình dân sinh khi xây dựng, theo luật định, những công trình có giấy phép xây dựng thì khi thiết kế, các kiến trúc sư, kỹ sư cũng đã tính toán độ kháng chấn rồi và khi cấp phép xây dựng, cơ quan chuyên môn cũng đã thẩm tra, đủ điều kiện mới cấp phép. Còn loại nhà nhỏ dưới mức không phải xin phép, nếu không kiểm soát được chất lượng thì khi xảy ra chấn động, nếu có thiệt hại thì cũng ở mức nhỏ.

* Ông đánh giá như thế nào về chất lượng các công trình xây dựng cũ, nhất là chung cư cũ hiện nay?

- Từ năm 1995 trở lại đây, các công trình xây dựng đều được kiểm soát chống động đất. Những công trình trước đó tùy theo quy mô, những công trình do Liên Xô cũ và các nước XHCN giúp đỡ xây đều áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của Liên Xô cũ có tính đến động đất nên có thể yên tâm. Còn đối với các chung cư cũ xuống cấp cần nhanh chóng kiểm tra đánh giá chất lượng, phân loại, xây dựng kế hoạch đưa vào lộ trình phá dỡ để xây mới. Lộ trình xây mới cũng không nên kéo dài, chỉ nên trong khoảng 3 - 5 năm, để bảo đảm an toàn.

* Ông có nhắn gửi gì đến các chủ đầu tư, các nhà thầu xây dựng?

- Rõ ràng do biến đổi khí hậu, thiên tai ngày một khắc nghiệt hơn, tần suất cũng cao hơn, không thể lường trước được (ví như trận động đất vừa qua tại Nhật Bản tần suất là 10 nghìn năm 1 lần). Vì vậy mọi người cần ý thức bảo vệ mình. Những gì đã quy định xác suất theo tính toán của các nhà khoa học cũng như quy chuẩn xây dựng, các chủ đầu tư và nhà thầu cần tôn trọng khi thiết kế thi công. Bởi ngoài những hiểm họa của động đất mới thì mưa bão, lũ lụt thường xuyên cũng sẽ tác động rất lớn đến chất lượng công trình xây dựng.

* Xin cảm ơn ông!

TS Lê Khắc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Vincom:

Các toà nhà của Vincom đều đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất về phòng chống động đất

Trên cơ sở cập nhật các nghiên cứu về hoạt động và tình trang của nguy cơ động đất tại Việt Nam, tất cả các tổ hợp BĐS hiện có của chúng tôi như Vincom City Towers, Vincom Park Place (Hà Nội) Vincom Center (TP.HCM) hay các đại dự dự án phức hợp đô thị đang và sẽ triển khai như Royal City, Times City, Vincom Village… đều được tổ chức thiết kế và thi công để đạt các tiêu chuẩn phòng chống động đất cao nhất của Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành. Bên cạnh đó, các tiêu chí, giải pháp và công nghệ về phòng chống đống động đất của thế giới, đặc biệt là các quốc gia thường xuyên đối diện với thiên tai này như Nhật Bản, Trung Quốc… cũng luôn được Vincom chúng tôi cập nhật, ứng dụng và đặt ra thành những tiêu chí quan trọng khi Vincom tiến hành thiết kế các dự án.

 

TA_ Theo Hải Anh (thực hiện), Baoxaydung

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng