Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Quảng Ninh: Phát triển thị trường VLXKN cần có cơ chế hỗ trợ

23/06/2014 - 03:45 CH

Quảng Ninh là địa phương có lợi thế về vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống, để thực hiện tốt quy định mới của Bộ Xây dựng về việc sử dụng vật liệu xây không nung (VLXKN) trong các công trình xây dựng, cần có lộ trình chuyển đổi và cơ chế hỗ trợ cụ thể, rõ ràng. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh về vấn đề này.

 
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn - PGĐ Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh.
Ông đánh giá thế nào về thực trạng sản xuất và sử dụng sản phẩm VLXKN trên địa bàn  tỉnh hiện nay?

Theo báo cáo của các địa phương, các ban quản lý dự án đầu tư các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, đến nay hầu hết dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách đã cơ bản sử dụng . Một số công trình chung cư cao tầng, nhà ở dân cư đã sử dụng VLXKN bằng bê tông khí chưng áp do các nhà máy sản xuất ở Bắc Ninh và Hưng Yên cung cấp; một số tổ chức, cá nhân sử dụng  để xây dựng tường bao, hàng rào, công trình tạm, nhà cấp 4. Tuy nhiên, do Quảng Ninh có lợi thế phát triển ngành sản xuất gạch đất sét nung, cộng với tập quán, thói quen sử dụng vật liệu nung của người dân nên việc sử dụng VLXKN hiện nay còn bị hạn chế. Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp sản xuất gạch xây không nung có công suất từ 42-45 triệu viên/năm (Công ty CP Dịch vụ môi trường Đông Khê, Công ty CP Thương mại và Sản xuất , Công ty CP Khai thác đá và Sản xuất VLXD Cẩm Phả). Trong 2 năm gần đây, các đơn vị này sản xuất khoảng trên 10 triệu viên/năm, tuy nhiên, lượng sản phẩm tiêu thụ chưa lớn nên dẫn tới tình trạng tồn kho nhiều.

Quảng Ninh là địa phương có lợi thế về VLXD truyền thống, vậy theo ông việc thực hiện quy định sử dụng VLXKN của Bộ Xây dựng (theo Thông tư 09, có hiệu lực từ ngày 15-1-2013) sẽ có tác động như thế nào đến các doanh nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh?

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 29 doanh nghiệp đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung theo công nghệ tuynel tại 35 cơ sở sản xuất, phân bố ở các địa phương trong tỉnh với trên 40 dây chuyền lò nung tuynel có công suất thiết kế từ 10-20 triệu viên/năm/dây chuyền. Tổng công suất thiết kế trên 800 triệu viên (QTC)/năm với sản lượng gạch xây nung hàng năm có thể phát huy khoảng trên 1 tỷ viên gạch xây QTC, đáp ứng đủ cho nhu cầu xây dựng của tỉnh và một phần các tỉnh lân cận. Hầu hết các dây chuyền sản xuất gạch tuynel đều mới được đầu tư xây dựng sau năm 2000 và đang hoạt động tốt.


Dây chuyền sản xuất  tại Công ty CP Dịch vụ môi trường Đông Khê, Đông Triều.

Theo tôi, việc triển khai thực hiện quy định của Bộ Xây dựng về sử dụng VLXKN cho các công trình xây dựng có tác động rất lớn đối với hoạt động  truyền thống trên địa bàn tỉnh. Trong đó riêng đối với các công trình xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước có lộ trình công trình tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% VLXKN; tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN, sau năm 2015 phải sử dụng 100%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXKN.

Đến nay, tuy chưa có tính toán chính xác, nhưng theo số liệu thống kê thì nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ước tính chiếm khoảng từ 20-30% nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của toàn xã hội. Như vậy có nghĩa các doanh nghiệp sản xuất gạch nung có thể sẽ phải giảm đi tương ứng từ 20-30% năng lực sản xuất, dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế chung như hiện nay.

Theo ông, hướng hỗ trợ nào sẽ là hiệu quả đối với các đơn vị sản xuất gạch nung và gạch không nung?

Phải khẳng định việc sử dụng VLXKN là sự phát triển bền vững, nhằm giảm việc sử dụng đất đai, giảm việc sử dụng than - nhiệt, hạn chế ô nhiễm môi trường, góp phần thực hiện chuyển đổi nền kinh tế từ “nâu” sang “xanh”… Bởi vậy, cần thiết phải tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất gạch nung và gạch xây không nung trên địa bàn tỉnh, thực hiện lộ trình sử dụng VLXKN theo quy định của Bộ Xây dựng. Theo tôi, muốn vậy cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Đó là ngoài việc tăng cường thông tin về lợi ích của việc sử dụng VLXKN đến người sử dụng; tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện đúng lộ trình sử dụng VLXKN của các địa phương, đơn vị xây dựng thì cần có cơ chế chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào các dự án sản xuất VLXKN. Trong đó ưu tiên các đơn vị có công nghệ hiện đại, sử dụng các phế thải, xỉ thải nhiệt điện để sản xuất ra sản phẩm gạch xây không nung có chất lượng cao với giá thành rẻ để đáp ứng nhu cầu gạch xây dựng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó cũng cần có hoạt động hỗ trợ các cán bộ kỹ thuật xây dựng, công nhân các công ty, đơn vị xây dựng về kỹ thuật thi công VLXKN. Đặc biệt cần có lộ trình chuyển đổi và cơ chế hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp sản xuất gạch nung công nghệ tuynel (hiện có) trong phạm vi đô thị, gần khu đông dân cư, để đầu tư đổi mới công nghệ sang sản xuất được các loại sản phẩm cao cấp hơn như sản phẩm mỏng, gạch ốp lát… hoặc chuyển hẳn cơ sở sản xuất và sử dụng quỹ đất đó cho phát triển nhà ở đô thị, nhằm phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Xin cảm ơn ông!

Theo Xi măng

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng