Theo ông Bắc nhận định, trong thời gian tới, cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất VLXD xanh, tiết kiệm năng lượng là rất lớn.
Ông Bắc cho biết, trong những năm gần đây, tốc độ đầu tư sản xuất các
sản phẩm VLXD tại Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Do đó, Việt Nam từ nước phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm VLXD đã đáp ứng nhu cầu và còn dư tới 30% công suất để phục vụ cho xuất khẩu. Nhiều sản phẩm như gạch ốp lát, sứ vệ sinh đã xuất khẩu đi gần 40 quốc gia trên thế giới. Trong năm 2016, giá trị xuất khẩu VLXD vượt con số 1 tỷ USD.
Đề cập về vấn đề công nghệ sản xuất, ông Bắc cho rằng, Việt Nam là nước đầu tư phát triển
VLXD muộn nên được đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại hơn so với các nước trong khu vực. Trong ngành
xi măng, gần như công nghệ sản xuất clinker bằng lò đứng đã dừng sản xuất, thay vào đó là công nghệ lò quay hiện đại theo phương pháp khô có xiclon trao đổi nhiệt. Lĩnh vực kính phẳng hiện có 5 nhà máy sản xuất kính nổi với công suất 140 triệu m2/năm; 3 nhà máy kính cán công suất 55 triệu m2/năm… đều sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng.
Đặc biệt, ở lĩnh vực sản xuất
VLXD thân thiện môi trường, ông Bắc cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách để khuyến khích DN sản xuất VLXD ứng dụng các
công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng
tro xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất VLXD và trong các công trình xây dựng. Đề án đã tạo hành lang pháp lý cho việc sản xuất VLXD từ nguồn nguyên liệu thứ sinh thay thế cho nguyên liệu nguyên sinh để giảm bớt phế thải cũng như ô nhiễm môi trường.
VLXD.org