Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Tin tức

Tình hình thị trường Thép thế giới trong tuần(Từ 18-25/02/2011)

03/03/2011 - 04:47 CH

Trong tháng 1/2011, sản lượng thép thô của thế giới tiếp tục tăng. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Thép Thế giới (WSA), sản lượng thép thô của 64 nước là 119 triệu tấn, tăng 5.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 52.8 triệu tấn với mức tăng trưởng năm là 0.5%.



Trong tuần này, giá thép thay đổi theo từng khu vực khác nhau. Tại thị trường Mỹ, giá thép vẫn giữ ở mức ổn định. Tại Châu Âu, thị trường thép dẹt bùng nổ, trong khi nhu cầu về thép dài thấp. Thị trường thép Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục trên đà tăng, trong khi giá thép tại thị trường Trung Quốc giảm nhẹ.

Cho đến ngày 25/02/2011, Chỉ số Giá Thép Thế giới theo SteelHome là 144.57 điểm, giảm 0.18% so với tuần trước.



I Thị trường Bắc Mỹ

Trong thời gian qua, thị trường thép tại Mỹ tăng trưởng mạnh về cả sản lượng và mức tiêu thụ. Mức công suất của các nhà máy thép tại Mỹ tiếp tục tăng cao và đạt mức 75.3% trong cuối tuần trước, tăng 7.2% so với cuối năm 2010. Trong tháng 1/2011, sản lượng thép nhập khẩu tại Mỹ tăng lên một cách đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, lượng hàng tồn kho của Trung tâm Dịch vụ Kim khí Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong 23 tháng và lượng giao hàng cũng đạt mức cao nhất trong vòng 26 tháng qua. Do ảnh hưởng từ các yếu tố trên cộng với việc giá thép phế liệu cao nên các nhà máy thép của Mỹ đồng loạt tăng giá bán kể từ tháng 11 năm ngoái. Giá thép tấm thành phẩm có thể lên đến 290-300 USD/tấn.



Trong tuần kết thúc vào ngày 19/02/2011, sản lượng thép thô tại thị trường nội địa Mỹ đạt 1,820,000 tấn với công suất 75.3%, tăng 5.9% so với cùng kỳ năm ngoái và 0.6% so với tuần trước. Sản lượng được điều chỉnh tính đến ngày 19/02/2011 là 12,664,000 tấn, tăng 10.9% so với năm ngoái với mức công suất đạt 73.3 %.

Sản lượng thép trong tuần kết thúc vào ngày 19/02/2011 theo khu vực như sau (đơn vị: nghìn tấn) Northeast Coast: 80; Pittsburgh/Youngstown: 130; Lake Erie: 42; Detroit : 112; Indiana/Chicago: 447; Midwest: 284; Southern: 632 và Western: 93.

Bên cạnh đó, trong tháng 1 lượng hàng tồn kho và lượng giao hàng của Trung tâm Dịch vụ Kim khí Mỹ tăng một cách đáng kể. Theo số liệu thống kê, tính đến hết tháng 1, lượng hàng tồn kho của Trung tâm Dịch vụ Kim khí Mỹ tăng 4.2% so với tháng trước, tương đương với việc tăng 320,000 tấn so với 8.03 triệu tấn của tháng trước, đạt mức cao nhất trong 23 tháng qua. Tổng lượng giao hàng của Trung tâm này trong tháng 1/2011 là 3.42 triệu tấn, đạt mức cao kỷ lục trong 26 tháng qua, tăng 32.5% so với cùng kỳ năm 2010 và 21.3% so với tháng trước. Đến hết tháng 1, lượng hàng dự trữ tương đương với 2.4 lần mức tiêu thụ, thấp hơn con số 2.7 lần trong tháng 12/2010.

Theo thống kê của Bộ Thương mại Mỹ, trong tháng 1/2011, Mỹ đã nhập 1.858 triệu tấn các sản phẩm thép, tăng 23.2% so với cùng kỳ năm ngoái và 9.5% so với tháng trước. Sản lượng nhập khẩu của hầu hết các sản phẩm thép đều tăng mạnh trừ thép tấm mạ kẽm và thép cuộn cán nguội, trong đó thép vằn có mức tăng cao nhất. So với tháng 12/2010, gang thép, thép ống, thép cuộn xây dựng và thép vằn đều tăng đáng kể trong khi đó thép cuộn cán nguội và thép tấm cường độ vừa lại giảm mạnh. Ngoài ra, trong tháng 1, sản lượng thép nhập khẩu từ các thị trường chính (trừ Trung Quốc và Nga) đều tăng cao, với mức tăng lớn nhất là từ Trung Mỹ, Nam Mỹ và Hàn Quốc. Theo giấy phép nhập khẩu gần đây nhất, tính đến 23/02, Mỹ đã cho phép nhập khẩu 1.35 triệu tấn thép trong tháng 2, thấp hơn so với mức nhập khẩu trong tháng 1. Do đó, sản lượng nhập khẩu thép của Mỹ trong tháng 2 có thể sẽ giảm nhẹ so với tháng 1.

II Thị trường thép Châu Âu

Các nhà máy thép tại Châu Âu đang đối mặt với sức ép tăng giá do giá quặng sắt và than cốc tăng cao. Tata Steel Europe, Ltd. dự đoán chi phí đầu vào sẽ tăng 70-80 euros/ tấn (114-130 USD/tấn) trong quý II năm nay do giá nguyên liệu thô giao ngay tăng cao trong quý I. Do đó, công ty này dự định tăng giá thép để đối phó với việc tăng chi phí. ThyssenKrupp của Đức cũng dự định tăng giá thép dẹt cho quý II và quý III năm nay do sự tăng giá của quặng sắt và than cốc. Thị trường thép tại Đức có thể sẽ tiếp tục bùng nổ do sự tăng trưởng nhanh của các nền kinh tế mới phát triển và đồng euro đang yếu so với đồng đô la. Do đó, công ty này dự định tăng giá vào ngày 1/4 và 1/7. Việc tăng giá trong quý I đã được chấp nhận trên thị trường.

CIS: các nhà máy thép của Nga và Ukraina vừa thông báo tăng giá thép dẹt cho tháng 3. tin đưa, giá sẽ tăng 20 USD/tấn tại Ukraina và 90-165 USD/tấn tại Nga. Thực tế, các nhà máy thép của Nga đã tạm hoãn việc công bố chính sách giá mới trong đầu tháng 2 do sự bất ổn của thị trường.

III Thị trường thép Châu Á

Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, JFE Steel thông báo tăng giá thép tấm JPY20,000 (242USD)/ tấn cho quý II năm nay để đối phó với việc tăng chi phí. Do ảnh hưởng bởi sự bùng nổ nhu cầu tại Châu Á và lũ lụt tại Úc, giá hợp đồng của than cốc và quặng sắt cho quý II cũng sẽ tăng cao lần lượt là 30% và 25%. BHP Billiton thậm chí còn muốn chuyển sang hợp đồng cung cấp than cốc theo tháng thay cho theo quý. Giá thép thành phẩm của JFE trung bình là JPY79,000 (960USD)/tấn trong năm tài chính 2010. Nippon Steel cũng tăng giá thép lên khoảng JPY20,000 (242USD)/tấn kể từ ngày 01/04/2011. Bên cạnh đó, theo một số nguồn tin, các nhà sản xuất thép của Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận với các công ty đóng tàu lớn của Hàn Quốc về giá thép tấm đóng tàu cho quý I. Tuy nhiên, cả 2 bên vẫn chưa sẵn sàng công bố giá hợp đồng. Theo dự đoán, giá có thể tăng 20 USD/tấn đạt 750 USD/tấn. Do giá nguyên liệu thô tăng lên và giá thép thế giới vẫn đang ở mức cao, nên giá hợp đồng có thể sẽ tăng đến hơn 200USD/tấn.

Vào ngày 24/02, China Steel Corp., công ty sản xuất kim khí lớn nhất Đài Loan thông báo chi phí sản xuất gần đây đã tăng đến 150 USD/tấn vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao do ảnh hưởng bới các thảm họa thiên nhiên diễn ra tại Úc và Brazil. Do đó, công ty này sẽ tăng giá thép trên thị trường nội địa giao tháng 4 và tháng 5 lên NT$2,811/tấn, tương đương với mức tăng trung bình12.1%.

TA_ Theo Satthep.net

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng