Cụ thể, theo
thì xi măng nhôm (xi măng alumin) là mặt hàng Việt Nam không sản xuất được, phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu và hiện các nhà máy sản xuất
vật liệu xây dựng của Việt Nam khi nhập sản phẩm này về bị đánh thuế nhập khá cao từ 32 - 37%.
Tuy nhiên, Hiệp hội Xi măng chỉ ra bất cập trong chính sách thuế là trong khi
xi măng nhôm nhập khẩu để sản xuất
bê tông, gạch chịu lửa bị đánh thuế ở mức 32 - 37% nhưng thuế nhập khẩu
bê tông chịu lửa (loại thành phẩm được sản xuất từ xi măng nhôm) chỉ ở mức 6%.
Hiệp hội Xi măng khẳng định: Mức thuế nhập bê tông chịu lửa quá thấp, trong khi các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam phải chịu mức thuế nhập khẩu xi măng nhôm quá cao; điều này làm mất đi tính cạnh tranh, bất lợi của mặt hàng của Việt Nam so với giá đối với mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài; đồng thời khiến phân biệt đối xử trong chính sách thuế.
Trong văn bản gửi 3 bộ liên quan, Hiệp hội Xi măng cho biết: Trong lĩnh vực xây dựng, xi măng nhôm phục vụ sản xuất bê tông chịu lửa dùng cho các
nhà máy xi măng; đồng thời sử dụng cho các công trình công nghiệp như gang thép, lò hơi nhiệt điện, lò công nghiệp, tường các nhà máy xí nghiệp sản xuất công nghiệp nặng đòi hỏi vật liệu chịu lửa – chịu nhiệt tốt.
“Mặc dù xi măng nhôm, Việt Nam không sản xuất được, nhưng nguyên liệu này khi nhập về, các nhà máy sản xuất
VLXD của Việt Nam vẫn tự chủ được
công nghệ và sản xuất được bê tông chịu lửa, gạch chịu lửa với chất lượng tương đương”, văn bản của Hiệp hội Xi măng cho hay.
Hiệp hội Xi măng khẳng định, hiện nhập khẩu bê tông chịu lửa, gạch chịu lửa của Việt Nam chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm phần lớn) sau đó đến các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức. Trong khi đó, các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được bê tông chịu lửa, gạch chịu lửa có giá cạnh tranh và có thị. Chính vì thế, Hiệp hội Xi măng kiến nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với xi măng nhôm để giảm nhập khẩu, thoát phụ thuộc vào thị trường và đối tác như Trung Quốc trong khi Việt Nam tự sản xuất được.