Dưới đây là 3 công trình giành chiến thắng và 15 thiết kế được trao giải danh dự.
Giải
nhất thuộc về thiết kế "Essence" với ý tưởng về một môi trường phi đô
thị ngay giữa trung tâm thành phố đông đúc. Tòa nhà gồm 11 khu với thủy
cung, rừng...
Kiến trúc sư: Ewa Odyjas, Agnieszka Morga, Konrad Basan, Jakub Pudo, Ba Lan
Giành
giải nhì là thiết kế “Shanty-Scraper”. Đây là khu phức hợp nhà ở và nơi
làm việc dành cho ngư dân nghèo tại Chennai, Ấn Độ. Tòa nhà sẽ được xây
dựng từ vật liệu tái chế của thành phố.
Kiến trúc sư: Suraksha Bhatla, Sharan Sundar, Ấn Độ
Giải nhì là “Cybertopia”, công trình kết hợp giữa thế giới thực và thế giới số.
Kiến trúc sư: Egor Orlov, Nga
“Limestone Hills” sẽ được xây dựng trên nền một mỏ đá vôi cũ.
“Tower
of Refuge” có thể tự cung cấp ánh sáng mặt trời, nước và không khí cho
nhiều loài vật khác nhau. Công trình này sẽ giống như một “cỗ máy tự
hoạt động”, có thể đáp ứng nhu cầu sinh sống của tất cả các loài.
Kiến trúc sư: Qidan Chen, Trung Quốc
“Air
Monument” sẽ đóng vai trò thu thập và lưu trữ cơ sở dữ liệu về các kiểu
thời tiết, để nghiên cứu và phản ứng lại với biến đổi khí hậu.
Kiến trúc sư: Shi Yuqing, Hu Yifei, Zhang Juntong, Sheng Zifeng, He Yanan, Trung Quốc
“Reversal Strategy” là ý tưởng xây dựng những tòa nhà cao và mỏng trên nóc các công trình cũ, nhằm mở rộng không gian sử dụng.
Kiến trúc sư: Luigi Bertazzoni, Paolo Giacomo Vasino, Italy
“Vertical
Factories in New York” là công trình gồm 21 tòa tháp công nghiệp nằm
dọc bờ biển Brooklyn. Đây là ý tưởng nhằm tái thiết lập nền kinh tế sản
xuất của thành phố New York mà không ảnh hưởng tới đất đai.
Kiến trúc sư: Stuart Beattie, Anh
“Noah
Oasis” là kế hoạch biến các giàn khoan hiện có thành “môi trường sống
sinh học cao tầng”. Công trình này cũng có thể được dùng để giúp xử lý
các sự cố tràn dầu trên biển. Trong dài hạn, đây sẽ là nơi trú ẩn cho
loài người khi mực nước biển dâng cao.
Kiến trúc sư: Ma Yidong, Zhu Zhonghui, Qin Zhengyu, Jiang Zhe, Trung Quốc
“Re-Generator Skyscraper” là dự án nhằm tài tạo các vùng bị ngập nước của Hangshou, Trung Quốc.
Kiến trúc sư: Gabriel Munoz Moreno, Mỹ
“Deep Skins” là thiết kế độc đáo giữa “rừng” cao ốc bằng kính tại Manhattan.
Kiến trúc sư: Yongsu Choung, Ge Zhang, Chuanjingwei Wang, Hàn Quốc và Trung Quốc
“Times
Squared 3015” là ý tưởng về một thành phố “cao một dặm” bên trong thành
phố New York. Tại đây sẽ có trang trại, bãi biển, núi, rừng, nhà ở và
văn phòng.
Kiến trúc sư: Blake Freitas, Grace Chen, Alexi Kararavokiris, Mỹ
Thiết
kế “Exploring Arctic” sẽ biến đổi hoàn toàn thành phố “vùng sâu vùng
xa” Dikson của Bắc Cực, bằng cách phục hồi thị trấn cảng trước đây.
Kiến trúc sư: Nikolay Zaytsev, Elizaveta Lopatina, Nga
“Bio-Pyramid”
sẽ là khu sinh quyển và cửa ngõ từ sa mạc Sahara vào thành phố Cairo,
Ai Cập. Thiết kế này là nỗ lực chống lại quá trình sa mạc hóa – hậu quả
của sự biến đổi khí hậu.
Kiến trúc sư: David Sepulveda, Wagdy Moussa, Ishaan Kumar, Wesley Townsend, Colin Joyce, Arianna Armelli, Salvador Juarez, Mỹ
“Already There” là ý tưởng tuyệt vời cho những thành phố siêu đông đúc và không ảnh hưởng tiêu cực tới các công trình hiện hữu.
Kiến trúc sư: Ramiro Chiriotti Alvarez, Tây Ban Nha
“Vernacular Sky-Terrace” là một cao ốc nằm ngang với thiết kế giống một con đường, nhằm tạo dựng một cộng đồng gần gũi, gắn bó.
Kiến trúc sư: KHZNH Studio: Amir Izzat Adnan, Nur Farhanah Saffie, Malaysia
“Unexpected
Aura in Chernobyl” vừa là một di tích của thảm họa hạt nhân năm 1986,
vừa là một cao ốc với hệ thống nước và không khí độc đáo.
Kiến trúc sư: Zhang Zehua, Song Qiang, Liu Yameng, Trung Quốc
Theo
đúng nghĩa đen, “Cloud Capture” sẽ đón lấy các đám mây và di chuyển
chúng xung quanh trái đất nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Kiến trúc sư: Taehan Kim, Seoung Ji Lee, Yujin Ha, Hàn Quốc
Theo Anh Quân (/TH theoZing.vn)