Hóa giải lỗi kiến trúc cho căn nhà để được bình an, thịnh vượng. (Ảnh: Internet)
1. Hành lang giữa nhà, chủ sẽ phân ly
Trong các ngôi nhà cao tầng hiện đại, thang máy và hành lang thường ở trung tâm nhà, các phòng toả ra 4 hướng, nhiều phương…, nhiều trường hợp hành lang đặt giữa nhà, phong thuỷ học cho rằng, đó là lối thiết kế gây xấu nhất cho người ở.
Có những đơn nguyên tương đối lớn, bước vào cửa đã là phòng khách, phòng ăn, cửa chính đối thẳng với hành lang mà độ dài hành lang bằng nửa diện tích nhà. Tình hình càng bất lợi hơn đối với người ở, khi nhà vệ sinh lại ở hai bên hành lang. Nếu kiến trúc nhà ở như vậy, chủ nhà thường dễ phân ly như trong hôn nhân, hoặc bệnh tật, vận thế cũng đi xuống.
Phong thuỷ học cho rằng, để hoá giải sát trong trường hợp này, tốt nhất là dùng rèm treo cửa bằng vỏ ốc biển.
2. Cái xà cái cột gây bệnh
Trong kiến trúc hiện đại xưa và nay khác nhau về sử dụng vật liệu, tạo dáng… mà còn khác nhau về cái cột cái kèo (hay xà). Cột kèo của người Việt Nam hay Trung Hoa xưa phần lớn là hình tròn, nếu có dùng hình vuông thì bao giờ người ta cũng vuốt bỏ góc nhọn đi.
Kiến trúc hiện đại, cột bằng bê tông, hầu như là hình vuông. Về kết cấu xây dựng không thể không có cột xà, phong thuỷ học cho rằng, những cột phải dấu trong tường, không lộ ra, vị trí dầm cần tính toán hợp lý cho bố trí nội thất. Với loại nhà này, vị trí đặt giường ngủ cần cân nhắc, nếu nơi ngủ bị xà (hoặc kèo) đè, sẽ sinh ốm đau, vận thế đi xuống. Ngày nay, để giấu xà ngang trên trần nhà, người ta đóng trần bằng thạch cao…, làm như vậy cũng đã hóa giải sát khí.
3. Nhà tầng trên tầng dưới không bằng nhau
Hiện nay, do nhiều lý do khác nhau mà người ta xây dựng những ngôi nhà cao tầng bên dưới để thụt vào, bên trên như tầng 2 trở lên lại nhô ra, tạo nên ngôi nhà trên to dưới bé. Theo phong thuỷ học, những ngôi nhà như vậy nếu chiếu theo mặt bằng sàn nhà có phần khuyết là hung, có sát khí.
Phần khuyết có sẽ nhiều “tinh linh” (một loại linh thể mắt người thường không thể nhìn thấy được) ảnh hưởng không tốt đến người ở, như bất lợi cho sức khoẻ và sự nghiệp của mọi người, nếu là toà nhà thương mại, trụ sở công ty thì dễ gây thua lỗ và phá sản. Muốn hoá giải điều này, bạn hãy xây tường chung quanh làm kín cỗ khuyết, vừa tăng thêm diện tích sử dụng lại vừa hoá giải được hung, sát.
4. Không nên ở nhà tầng lầu có góc nhọn
Kiến trúc hiện đại có nhiều ngôi nhà có những cụm nhà cao tầng liên kết với nhau, ở mỗi tầng lầu có tới 6 đến 8 đơn vị, trên mặt phẳng mỗi tầng lầu nhìn ra như hình quạt; cầu thang máy và hành lang đều đặt ở giữa lầu có thể toả ra 6 phương 8 hướng. Cách thiết kế này tạo ra từng bộ phận nhô ra một góc, làm cho ánh sáng và không khí vào từng căn hộ đầy đủ.
Đứng về góc độ phong thuỷ mà nói, vì các hộ chĩa ra 6 phương tám hướng, nên không đạt được “4 bình 8 ổn”, mà mỗi căn hộ có một phòng với một góc nhọn. Những người sống trong ngôi nhà ấy luôn cảm thấy mơ hồ, trong lòng lúc nào cũng buồn bực, sức khoẻ giảm dần, gia cảnh sa sút. Xu hướng xấu nặng hay nhẹ, còn tuỳ thuộc vào mệnh của chủ nhân, hướng và phương của ngôi nhà.
5. Mua nhà cũng nên chọn tầng
Phong thuỷ học cho rằng, khi mua nhà ở chung cư, ngoài việc chọn hình thế ngôi nhà có dấu hiệu cát, còn nên chọn tầng lầu hợp với bản mệnh của gia chủ.
Nguyên tắc mà phong thuỷ đưa ra là: nếu số tầng lầu Ngũ hành Sinh chủ mệnh là tốt nhất, nếu Khắc chủ mệnh là không tốt. Nếu số tầng lầu Ngũ hành bị chủ mệnh Khắc cũng tốt vào loại trung bình; Ngũ hành chủ mệnh với Ngũ hành tầng lầu như nhau (bình hòa) thì giúp chủ mệnh nên tốt (cát).
Ví dụ người sinh năm Hợi, hành Thuỷ, nên ở tầng 1 hoặc 6 (đều thuộc Thuỷ), trường hợp này Ngũ hành chủ mệnh như Ngũ hành tầng lầu; nếu ở tầng 4 và 9 thuộc Kim, mà Kim Sinh Thuỷ là cát, ở cũng tốt; cũng có thể ở tầng 2 và tầng 7 (đều thuộc Hoả), vì Thuỷ Khắc Hoả (Ngũ hành chủ mệnh Khắc tầng lầu); không nên ở tầng 5 hoặc 10 ( đều thuộc Thổ), vì Thổ Khắc Thuỷ (Ngũ hành tầng lầu Khắc Ngũ hành chủ mệnh).
Về mối quan hệ tầng lầu với Ngũ hành, được người xưa nêu như sau:
Tầng 1 và 6 thuộc Thuỷ; tầng 3 và 8 thuộc Mộc; tầng 4 và 9 thuộc Kim; tầng 5 và 10 thuộc Thổ. Tầng 11 thuộc Thuỷ, tầng 12 thuộc Hoả, tầng 13 thuộc Mộc, tầng 14 thuộc Kim, tầng 15 thuộc Thổ, tầng 16 thuộc Thuỷ, tầng 17 thuộc Hoả, tầng 18 thuộc Mộc, tầng 19 thuộc Kim, tầng 20 thuộc Thổ, tầng 21 thuộc Thủy, tầng 22 thuộc Hỏa, tầng 23 thuộc Mộc, tầng 24 thuộc Kim, tầng 25 thuộc Thổ, tầng 26 thuộc Thủy, tầng 27 thuộc Hỏa, tầng 28 thuộc Mộc, tầng 29 thuộc Hỏa, tầng 30 thuộc Thổ, tầng 31 thuộc Thủy, tầng 32 thuộc Hỏa, tầng 33 thuộc Mộc, tầng 34 thuộc Kim, tầng 35 thuộc Thổ, tầng 36 thuộc Thủy, tầng 37 thuộc Hỏa…
Về tuổi theo ngũ hành như dịch học nêu ra như sau:
Tuổi Tý hành Thuỷ, Sửu hành Thổ, Dần hành Mộc, Mão hành Mộc, Thìn hành Thổ, Tỵ hành Hoả, Ngọ hành Hoả, Mùi hành Thổ, Thân hành Kim, Dậu hành Kim, Tuất hành Thổ, Hợi hành Thuỷ.
Về mối quan hệ tương sinh, tương khắc như sau:
Mối quan hệ tương sinh: Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim…
Mối quan hệ tương khắc như sau: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim…
Nếu 2 đối tượng cùng hành thì bình hòa, như Mộc với Mộc, Thổ với Thổ, Kim với Kim…
6. Vị trí nhà vệ sinh trong khuôn viên ngôi nhà
Trong gia tướng học không nói rõ nhà vệ sinh đặt ở phương vị nào thì tốt, chỉ nhắc nhở nên tránh đặt giữa nhà, ở phía Bắc hoặc phía Tây Nam. Nếu đặt ở phía Bắc thì từ Thu phân đến Xuân phân không nhìn thấy ánh mặt trời, khí hậu ẩm lạnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Phong thuỷ học còn cho rằng, vị trí nhà vệ sinh không đặt nơi trùng với bản mệnh. Ví dụ người sinh năm Tý và Hợi (đều Thuỷ), không đặt nhà vệ sinh phương Bắc, vì Bắc là Thuỷ; người sinh năm Dậu và Thân (đều là Kim), không đặt nhà vệ sinh phương Tây và Tây Bắc, vì Tây và Tây Bắc đều là Kim…
Trên đây là một số trường hợp thường gặp đối với một ngôi nhà, với nơi ở mà Phong thủy học nêu ra, quan niệm này có giá trị để bạn đọc tham khảo.
7. Phòng bên cao hơn phòng chính
Trong cùng một diện tích mặt bằng xây dựng của một ngôi nhà, không nên xây phòng bên cao hơn, lớn hơn phòng chính; phòng trước không được cao hơn phòng sau, nếu không sẽ là “đầy tớ khinh chủ”, “người dưới khinh bề trên”.
Theo Minhbao