>> Cách xử lý sàn nhà bị nứt đơn giản và hiệu quả
>> Vì sao bê tông mới đổ đã bị rạn, nứt?
>> Kinh nghiệm đổ bê tông tươi trời nắng không bị nứt
Mái nhà bị nứt liệu có gây nguy hiểm?
Đối với những vết nứt nông, nhỏ như vết chân chim thì sẽ không gây nguy hiểm gì vì nó sẽ không phát triển thêm nhưng làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà. Đối với vết nứt sâu, dài và rộng do vết nứt sâu bê tông bên trong thì khá là nguy hiểm bởi nó sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ ngôi nhà. Trong tình huống xấu nhất, các mảng bê rông rụng xuống gây nguy hiểm cho người trong gia đình.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt mái nhà là gì?
Với những ngôi nhà xây lâu năm có hiện tượng nứt mái nhà là do chịu ảnh hưởng từ thời tiết. Vậy với những ngôi nhà mới xây thì nguyên nhân là do đâu?
Do cốt thép công trình không đảm bảo
Cốt thép được xây dựng trên nền bê tông bị ướt hoặc tiếp xúc với oxy thì sẽ bị rỉ và ngày càng biến dạng, dần dần đẩy bê tông ra và gây nứt.
Chất lượng bê tông thi công không đạt chuẩn
Các thành phần cấu tạo nên bê tông có chất lượng không đạt chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng mái nhà. Hoặc có sự khác biệt trong những lần đổ bê tông khiến chúng không có sự liên kết.
Kết cấu quá tải
Kỹ sư có sự nhầm lẫn trong quá trình định hướng kết cấu dẫn đến sự sai sót trong khi thi công. Thợ tự tính toán kết cấu trọng tải theo cảm tính làm tình trạng trọng tải ngôi nhà không phù hợp.
Do nền móng bị sụt
Nền móng bị sụt làm thay đổi kết cấu ngôi nhà, khoảng cách giữa các cột không đồng đều gây ra tình trạng nứt.
Do các yếu tố bên ngoài
Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm nên nhiệt độ ở các mùa có sự chênh lệch cao. Vào mùa hè nhiệt độ lên cao làm cho mọi thứ đều nở ra nhưng khi mưa xuống thì thu vào rất nhanh làm ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà, xuống cấp công trình nhanh. Khi mùa mưa kéo dài gây ra tình trạng ẩm thấp, cứ ngấm dần vào trần nhà trong 1 thời gian dài cũng sẽ gây ra tình trạng xấu cho mái nhà.
Do trồng cây trên mái
Không phải loại cây nào cũng có thể trồng trên mái, một số cây có sự phát triển nhanh sẽ tác động đến vật liệu chống thấm của ngôi nhà gây ra hiện tượng mái nhà bị nứt.
Cách xử lí mái nhà bị nứt
Đối với tình trạng mái nhà bị nứt do lớp vữa: Cần phải róc hết lớp vữa trên trần nhà và tạo bề mặt xù xì cho mái để tăng khả năng bám dính rồi mới trát lại.
Đối với vết nứt do hiện tượng thời tiết gây ra: Sau khi xây nhà xong nên cung cấp ẩm cho mái trong vòng hai đến ba tuần đầu để hạn chế các vết nứt sau này.
Đối với các vết nứt nhỏ do sơn sai kỹ thuật : Cần phải đục lớp hồ cũ ra dọc theo đường nứt rồi làm ẩm mái và chát xi măng lên, cuối cùng là quét sơn chống thấm đạt chuẩn.
Đối với các vết nứt lớn: Nên làm phẳng tường bằng cách trám vữa vào những vết nứt, sau đó trám một lớp bột lên trên và cuối cùng là quét sơn chống kiềm.
Đối với các vết nứt sâu do kết cấu: Nên mời các kỹ sư có kinh nghiệm đưa ra cách sử lý.
Ngoài ra, cách xử lí mái nhà bị nứt là có thể dùng là bơm keo epoxy như: SL-1400, Sika 752, E500 hoặc E206 vào trong vết nứt để tăng cường khả năng chịu lực.
Cách xử lý mái nhà bị nứt bằng keo
Các vật liệu chống thấm mái nhà bị nứt
Vật liệu máy bơm keo PU – Epoxy
Một số loại máy bơm keo tốt nhất hiện nay như: Máy bơm keo EPOXY AHP-500; Máy bơm keo EPOXY AHP-600; Máy bơm keo EPOXY AHP-700; Máy bơm chống thấm EPOXY SL- 500…
VLXD.org (TH/ Greenhn)