Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Vật liệu và Không gian sống

Đồ nội thất tái chế từ chất thải in 3D

21/08/2015 - 06:24 CH

Hai cựu sinh viên Học viện nghệ thuật Hoàng gia Anh vừa phát minh công nghệ tái chế chất thải bột nylon trong quá trình in 3D thành đồ nội thất.
Bột nylon được sản sinh trong quá trình in 3D. Tưởng chừng phải bỏ đi nhưng chất bột này sẽ được tái sử dụng để tạo ra nhiều loại bàn ghế, đồ nội thất hình dáng độc đáo.

Anh Seongil Choi – Nhà phát minh cho biết: "Trong suốt quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thử nghiệm rất nhiều loại nhựa có thể tan chảy xung quanh sợi dây nóng có dòng điện chạy qua. Và chúng tôi đã sớm phát hiện ra rằng các máy in 3D SLS sản sinh ra nhiều chất thải. "

Nhóm nghiên cứu đã cho dòng điện chạy qua những sợi kim loại, khiến các dây này nóng lên, làm tan chảy lớp bui nylong bao xung quanh.

Đầu tiên, họ tạo hình cho các đoạn dây niken nichrome mỏng. Sau đó dây niken được đặt bên trong một thùng chứa đầy một hỗn hợp cát silica và bột thải in 3D.

Một dòng điện chạy qua làm sợi dây nichrome nóng lên tới 500 độ C – khiến các vật liệu trong thùng tan chảy và liên kết với nhau tạo thành thể rắn.

 
Máy in 3D giúp các nhà thiết kế tạo ra nhiều đồ vật độc đáo

Anh Fabio Hendry nói thêm: "Quá trình này diễn ra rất nhanh. Ví dụ, chúng tôi tạo các sợi dây nichrome, đặt chúng trong thùng chứa vật liệu hỗn hợp, để dòng điện chạy qua dây nichrome trong 20 phút. Vậy là chúng ta có một món đồ nội thất hoàn hảo mà nếu dùng những phương pháp sản xuất khác thì sẽ mất rất nhiều thời gian.

Hai nhà phát minh khẳng định phương pháp sản xuất đồ nội thất này có thể mang đến một cái nhìn khác về việc tái chế chất thải từ quá trình in, điều mà trước đây mọi người cho là không thể.

Và trong tương lai, nếu tìm được các nhà đầu tư, họ hy vọng những đồ nội thất độc đáo này sẽ có thể được sản xuất trên quy mô lớn. 

VLXD.org (TH/TTVH)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng