Theo nhận định của các chuyên gia trong ngành, các công trình đạt chuẩn hiện nay không còn giữ khái niệm
vật liệu cao cấp hay thấp cấp nữa, mà đánh giá ở mức độ xử lý và sử dụng vật liệu sao cho hiệu quả tối ưu, đạt chuẩn môi trường. Ví dụ, tường xây bằng gạch đất sét nung kiểu cũ sẽ tốn năng lượng, thải khí môi trường, khi xây tốn kém thêm
vữa trát
hoàn thiện, tăng bụi bặm thải ra... so với
gạch bê tông nhẹ
không nung.
Hoặc tấm lợp Onduline cách âm và cách nhiệt tốt hơn
tôn thường, giảm bớt chi phí điều hòa. Thực sự thị trường
vật liệu hiện nay có đủ chủng loại và tính năng phù hợp, vấn đề là truyền thông chưa quảng bá rộng rãi và thói quen tiêu dùng đã giúp người dân tiếp cận đầy đủ hay chưa.
Một số dạng vườn xanh trên mái bằng, sân thượng gần đây được quảng bá nhiều ưu điểm về khí hậu, cảnh quan, nhưng về mặt kinh tế thì tôi thấy cần thêm thời gian phân tích cụ thể các ưu nhược về chi phí vận hành, kỹ thuật tưới cây, thoát nước, chi phí bảo dưỡng... có hợp với điều kiện cư dân hay không.
Đừng chạy theo vườn xanh, mái xanh như một giải pháp mang tính thời thượng, kiểu như các nước phát triển đang hô hào, vì điều kiện kinh tế ở Việt Nam còn chưa cao và cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Hãy bắt đầu từ những vật liệu hiệu quả trong tầm tay mình có thể dùng được.
Xử lý đúng mức các vật liệu tái sử dụng, dễ tìm, sẽ đem đến hiệu quả tiết kiệm chi phí và năng lượng. Nhìn trở lại ngôi nhà truyền thống dân gian Việt, hầu hết giải pháp xử lý đều xoay quanh vấn đề thích ứng với khí hậu nhiệt đới nắng lắm mưa nhiều, gió mùa và độ ẩm cao, cộng thêm bão lũ..., Khi vật liệu chưa đa dạng như hiện nay, nhà Việt xưa đã biết chống nóng hiệu quả từ khâu chọn đất, đắp nền cao, đào ao tạo mặt nước mát mẻ, trồng cây, mở cửa rộng sang hướng tốt, xoay đầu hồi kín về phía nắng xấu.
Những thủ pháp đó tới nay vẫn luôn là bài học sống động như một phần di sản văn hóa cư xử với tự nhiên mà cha ông truyền lại. Tôi hay nói với chủ nhà rằng mua vật liệu nào mà chống nóng, cách nhiệt tốt thì sẽ tiết giảm về lâu dài chi phí, dù lúc đầu có thể đầu tư tốn tiền hơn vật liệu khác.
Ví dụ nếu lợp mái tôn bình thường xong lại phải đóng trần cách nhiệt thì vừa tốn tiền, vừa tốn công sức mà hiệu quả cũng chưa chắc tốt hơn so với chọn tấm lợp cách nhiệt tốt ngay từ đầu. Chọn đúng chỗ, dùng đúng loại vật liệu thì sẽ ít phải chắp vá thêm bớt.
Đèn sân vườn dùng năng lượng mặt trời, đèn LED giúp tiết kiệm điện năng và tạo thẩm mỹ tốt Mặt khác, con người cần hít thở và giải nhiệt thì ngôi nhà, mảnh đất cũng vậy. Cùng diện tích như nhau mà khoảng sân nào lát gạch toàn bộ luôn nóng bức hơn so với với khoảng sân biết lát gạch xen lẫn với cỏ, vì nắng nung nóng bề mặt
bê tông rồi tích tụ lại, rồi phản xạ vào nhà.
Các quán xá hay công trình dùng nhiều vật liệu thô mộc không hẳn là tạo ra được một gu gì riêng, mà cơ bản vẫn là giảm chi phí tô trét hoàn thiện, tăng nhiều lỗ rổng xốp trên bề mặt nên sẽ giảm nóng, từ đó giảm được chuyện bít bùng gắn máy lạnh. Tức là là giải pháp tiết kiệm năng lượng không làm đổi mới kiểu dáng công trình, nhưng thay đổi tư duy, quan niệm về môi trường của các bên, chủ đầu tư lẫn người xây dựng.
Kiểu nhà nhiệt đới dùng cửa 2 lớp, mái hiên, lam che nắng... được kế thừa qua nhiều thời kỳ, bởi hiệu quả che chắn và tiết kiệm năng lượng tốt. Khi chọn lựa các vật liệu tiết kiệm năng lượng, có thể phân ra theo các nhóm. Thứ nhất là nhóm các vật liệu khi sản xuất hay chế tác tại công trường ít gây ô nhiễm, trong đó cụ thể nhất là
gạch không nung (gạch
xi măng,
gạch cốt liệu nhẹ,
gạch bê tông khí chưng áp...) mà các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam hiện nay đã có luật quy định tỷ lệ hạn chế dùng gạch đất sét nung để giảm ô nhiễm, tiêu hao năng lượng.
Thứ nhì là sử dụng các vật liệu có mức hấp thụ bức xạ thấp, từ đó giảm tiêu hao năng lượng làm mát cho công trình. Ví dụ như cửa kính có phủ lớp HPS ngăn bức xạ, dán film cách nhiệt... giúp cách âm, giảm đến 95 % tia tử ngoại, giảm nhiệt độ trong nhà từ 5 đến 8 độ, và giảm được 25 % chi phí điện năng dùng cho máy điều hòa. Dĩ nhiên rất cần quan tâm đến trổ cửa, gắn kính cho đúng vị trí,, tránh hướng gay gắt...để giảm cả chi phí che chắn ( rèm, lam...).
Tỷ lệ phân bố mảng đặc rỗng, dùng tường dày hay mỏng, tạo bề mặt chung quanh...giúp công trình vẫn thóng mà không bị chói gắt, nóng bức. Thứ ba là cần khai thác tốt các
không gian mang tính đặc thù của vùng khí hậu (như hàng hiên,
ban công, mái hắt...) với những vật liệu thế hệ mới không nặng nề và dễ tạo hình theo ý đồ thiết kế. Các
kết cấu composite làm lam che nắng, hay gần đây là hệ tường bọc tấm SCG... đều là nhóm
vật liệu thân thiện môi trường, giảm chi phí bảo trì, bề mặt phong phú.
Với những ai chuộng chất liệu gỗ, có thể kể đến gỗ nhân tạo Glulam ( Glued laminated timber structures - ván ghép gỗ chịu lực) là các tấm gỗ rừng trồng được sấy rồi dán mặt với nhau bằng keo, ứng suất chịu uốn cao hơn 80% so với gỗ tự nhiên, có thể sử dụng để làm cầu. Glulam hiện được các quốc gia New Zealand, Đức, Na Uy... phát triển rộng rãi, thân thiện môi trường, thẩm mỹ cao.
Vấn đề tồn tại hiện nay là bài toán kinh tế trong mắt chủ đầu tư cần nhìn nhận sao cho toàn diện hơn, cộng với thói quen lâu nay khi dùng vật liệu cũng cần có sự thay đổi, bắt kịp với các công nghệ
Theo Gia đình VN