Làm thế nào để có thể tạo nên một không gian trong lành trong chính ngôi nhà của mình để tự bảo vệ sức khỏe của cả gia đình?
Trồng thêm cây xanh
Trồng cây xanh, cây cảnh là một trong những cách thức đơn giản đầu tiên giúp bạn có được không gian sống chất lượng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngoài tác dụng trang trí, cây xanh còn có tác dụng rất tốt trong việc lọc sạch không khí, loại bỏ benzen, fomandehit, tricloetylen, xylen và ammoniac. Đó đều là những chất hóa học ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, có thể gây ra các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, ngứa mắt…
Không chỉ trang trí không gian, cây cảnh còn có khả năng lọc sạch không khí trong nhà.
Đơn giản, dễ mua, không quá đắt đỏ nhưng những cây như: dương xỉ, lan ý, lô hội, cây lưỡi hổ, vạn niên thanh, cây cảnh cọ, thường xuân, cây nhện, tuyết tùng… lại mang đến hiệu quả lớn trong việc thanh lọc không khí trong nhà.
Chọn các loại sơn chống bám bẩn
Bao bọc xung quanh không gian sống của mọi ngôi nhà nhưng việc làm sạch tường lại rất ít khi được quan tâm. Lâu ngày, bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc có thể biến tấm áo giáp này trở thành ổ bệnh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của cả gia đình. Bởi vậy theo gợi ý của các chuyên gia ngành xây dựng, khi lựa chọn sơn, các gia chủ đừng tiếc tiền để đầu tư vào một sản phẩm tốt có thể giữ cho ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ và trong lành.
Dòng sơn dễ lau chùi là một lựa chọn hoàn hảo cho không gian sống trong lành.
Với sự phát triển của công nghệ, hiện nay, nhiều hãng sơn đã cho ra mắt nhiều sản phẩm sơn có khả năng chống bám bẩn tối ưu. Đơn cử như mới đây, AkzoNobel vừa cho ra mắt dòng sơn nội thất siêu cao cấp Dulux EasyClean Chống Bám Bẩn. Đây là dòng sơn có khả năng chống bám bẩn hiệu quả với công nghệ Chống bám bẩn chủ động – Active Stain Repellent, giúp ngăn chặn vết bẩn trên tường một cách hiệu quả.
So sánh về khả năng chống bám bẩn giữa hai dòng sơn.
Qua thử nghiệm, các loại vết bẩn dạng lỏng như nước ép trái cây, nước coca, trà và cà phê… khi chạm vào màng sơn Dulux EasyClean Chống Bám Bẩn sẽ tự tạo thành giọt và chảy xuống. Riêng các vết bẩn như thức ăn, tương ớt, bùn đất…khi chạm vào màng sơn sẽ chỉ đọng trên bề mặt mà không thể thấm sâu vào bên trong gây ố màu. Điều này giúp việc lau chùi trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn. Đặc biệt, nhờ bề mặt láng mịn, lớp sơn này cũng hạn chế tối đa việc bám bụi trên tường nhà. Đây là một những giải pháp hoàn hảo giúp các gia đình bảo vệ nội thất ngôi nhà mình khỏi tác hại của thời tiết khắc nghiệt và tình trạng ô nhiễm không khí đang ở mức báo động hiện nay.
Lựa chọn sơn an toàn
Trước đây, việc lạm dụng APEO (chất phụ gia sử dụng để duy trì chất lượng ổn định); VOC (dung môi chứa các chất hữu cơ dễ bay hơi) và một số phụ gia khác trong ngành sơn đã được cảnh báo có thể đem lại mối nguy hại tới sức khỏe cho con người và môi trường sống về sau. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, khi chọn sơn, đừng chỉ quan tâm tới yếu tố thẩm mỹ mà phải chú ý cả các tiêu chí an toàn.
AkzNobel phát triển các dòng sơn sinh thái an toàn cho sức khỏe con người.
Anh Minh Quang, một nhà thầu xây dựng ở Hà Nội chia sẻ: “Hiện nay người tiêu dùng rất quan tâm đến an toàn sức khỏe và họ thường ưu tiên những dòng sơn an toàn để sơn nội thất như Dulux hay Maxilite. Các loại sơn này không mùi hay thành phần không chứa kim loại nặng, chì hay thủy ngân nên được nhiều người lựa chọn hơn cả. Với thợ sơn, các loại sơn này cũng được ưu ái hơn vì dễ chịu hơn hẳn khi thi công, không gây mùi khó chịu”.
VLXD.org (TH/ TC Kiến trúc)