Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Vật liệu và Kiến trúc

Tề gia, trị quốc...

29/06/2013 - 03:19 CH

Trước thềm V.League 2012, khi cựu bầu Nguyễn Đức Kiên quyết thành lập VPF rồi ngồi vào ghế PCT VPF (nhưng thực chất lại có quyền lực bao trùm ông chủ tịch) thì đội bóng của ông - CLB Bóng đá Hà Nội cũng được làm mới một cách đáng kể. Hồi ấy, người ta đã nghĩ, chính CLB BĐ HN, chứ không phải SHB.Đà Nẵng, HN.T&T hay Sài Gòn Xuân Thành (giờ chuyển tên thành XM.XT.SG) mới là ƯCV số 1 cho ngôi vô địch. Thế mà...
V.League năm ngoái, chỉ cần nhìn vào cả một chùm sao như Thành Lương, Công Vinh, Tymothy… mà CLB BĐ HN sở hữu là người ta đã mường tượng đến việc sức mạnh tấn công của đội bóng này lớn đến nhường nào. Mà trong những giải đấu tiền V.League, quả thật là CLB BĐ HN đã chơi tấn công phóng khoáng và đoạt chức vô địch một cách ấn tượng.

Nhưng lạ là vào V.League rồi, đội bóng trong tay HLV Nguyễn Thanh Vinh hết “lệch” chỗ này lại “lệch” chỗ khác, mà lệch nhất là việc hai nhóm cầu thủ đến từ 2 đội bóng mới được sáp nhập (CLB BĐ HN khi đó được nhập lại từ Hoà Phát và HN.ACB) dường như lại mang theo hai cách sống và hai cách nghĩ riêng. Rất nhiều lần ông Kiên đứng trước các cầu thủ, kêu gọi về việc phải đoàn kết, và phải chiến đấu hết mình cho danh dự đội bóng, nhưng nói như HLV Nguyễn Thành Vinh thì: “Ở đây, nhiều người đá bóng yếu đuối như con gái”.


ĐT.LA của bầu Thắng đang đối diện với một mùa giải vô cùng mệt mỏi.

Kết quả là cái đội bóng “yếu đuối như con gái” càng đá càng loạn, và từ chỗ là ƯCV vô địch số 1 lại trở thành đội bóng có nguy cơ xuống hạng. Thực tế thì phải đợi đến vòng đấu cuối cùng, khi giành thắng lợi trước một Hải Phòng đã hết mục tiêu thì đội bóng của ông PCT VPF mới hú hồn trụ hạng.

Bây giờ thì bầu Kiên đã rơi vào vòng lao lý, và từ chỗ được nhận diện là một “chủ tịch trá hình”, ông Võ Quốc Thắng đã trở thành “chủ tịch đúng nghĩa”. Ngày bầu Thắng làm “chủ tịch đúng nghĩa” cũng là ngày CLB Đồng Tâm Long An của ông thoát khỏi thân phận hạng Nhất để quay về chính trường V.League vốn rất quen thuộc với mình.

Tất nhiên, không ai điên rồ đánh giá ĐT.LA sẽ là ƯCV vô địch V.League giống như CLB BĐ HN của bầu Kiên năm ngoái, nhưng nhìn cái cách ĐT.LA chạy một mình một ngựa ở sân chơi hạng Nhất, rồi cái cách cả một đội bóng hò hét, quyết tâm trước mùa giải mới, ai cũng tin, đội bóng của ông chủ tịch VPF sẽ không làm các fan thất vọng.

Ấy thế mà tính đến lúc này, sau cả thảy 13 vòng đấu, ĐT.LA được vỏn vẹn 11 điểm, đứng ở vị trí đội sổ - vị trí đáy cùng V.League. Nhìn lên sát sạt phía trên ĐT.LA, Bình Dương cũng được 11 điểm, Kiên Giang 12 điểm, Ninh Bình 14 điểm, Đồng Nai 16 điểm – nghĩa là số điểm chênh lệch so với ĐT.LA không quá lớn, song vấn đề là khoảng cách trình độ của những đội này so với một ĐT.LA lại được đánh giá là lớn hơn rất nhiều.

Đã có quá nhiều bài viết mổ xẻ về sự yếu kém của ĐT.LA, từ việc họ không có được một nền tảng cầu thủ đủ chất, đến việc họ thậm chí phải xài những ngoại binh “hết đát” đã bị các đội khác thải loại, rồi việc vũ khí tinh thần vốn là vũ khí truyền thống của bóng đá Long An cũng không còn được duy trì nữa. Và với chừng ấy những lý do, rõ ràng ĐT.LA mà “vượt cạn” để có thể trụ hạng thành công trong mùa giải năm nay thì đấy không khác gì một kỳ tích.

Ai cũng biết, về mặt danh chính ngôn thuận, ĐT.LA đã được bầu Thắng nhượng lại cho em trai mình, ông Võ Thành Nhiệm, nhưng trên thực tế cái tên “ĐT.LA” vẫn gắn chặt với thương hiệu bầu Thắng, và vẫn chịu cả những ảnh hưởng hữu hình lẫn ảnh hưởng vô hình của người đứng đầu VPF.

Thành thử, nhìn cái cách ĐT.LA càng đá càng lún, rồi nhớ lại những gì đã diễn ra với CLB BĐ HN của cựu bầu Nguyễn Đức Kiên năm ngoái, đã có người đặt ra câu hỏi: Vì sao đội bóng của nhân vật quyền lực số 1 trong ngôi nhà VPF lại kém cỏi, lận đận tới mức này? Và cái thực tế kém cỏi, lận đận ấy, liệu có khiến vị thế của người đứng đầu VPF cùng niềm tin mà người hâm mộ đặt vào VPF bị lung lay, tản mát gì không?

Người xưa có câu bất hủ: “Tề gia - trị quốc – bình thiên hạ”. Nhưng rõ ràng là trong 2 mùa V.League gần đây thì hai nhân vật thay nhau làm chủ VPF lại vừa “trị quốc” vừa đau đáu với việc “tề gia” chưa thành!

Theo tinthethao

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng