Phân loại gạch không nung
Gạch Xi măng cốt liệu hay còn gọi là
gạch bê tông, gạch block: Loại gạch này được cấu thành từ Mạt đá, Tro bay và liên kết bằng
Xi măng (khoảng 10%).
Gạch xi măng cốt liệu có kết cấu vững chắc theo nguyên lý hình thành
bê tông.
Gạch Bê tông khí chưng áp (AAC): được sản xuất từ Cát vàng (hoặc Tro bay), Xi măng,
Thạch cao, Vôi, Bột Nhôm và công đoạn liên kết tạo cường độ cuối cùng được thực hiện bằng Lò hơi (lò chưng áp).
Ngoài hai dòng sản phẩm chính nêu trên, gạch bê tông bọt, gạch đất hóa đá cũng được liệt kê vào nhóm
gạch không nung.
Phần lớn người dân đang hiểu nhầm Gạch không nung là gạch nhẹ nhưng nếu xét thấu đáo thì mức độ KHÔNG NUNG của gạch xi măng cốt liệu là cao nhất. Ngoài xi măng, gạch Bê tông Khí chưng áp có sử dụng Vôi (đá qua nung) và Lò hơi chưng áp phải sử dụng Than hoặc Điện để nung đốt.
Phân biệt: Gạch xi măng cốt liệu, gạch Bi, gạch Papanh
Giống nhau:
•
Vật liệu đầu vào giống nhau ngoại trừ gạch Papanh có thể dùng Vôi thay cho xi măng.
• Nguyên lý sản xuất: phối trộn, tạo hình và dưỡng hộ tự nhiên.
Khác nhau:
• Về nguyên liệu chính: Mạt đá của Gạch xi măng cốt liệu được lựa chọn kỹ hơn gạch papanh. Cụ thể Gạch xi măng cốt liệu đòi hỏi mạt đá phải sạch (không lẫn đất), hạt nhỏ và mịn, nhiều bột (Hạt < 5 mm, tỷ lệ bột > 35%). Ngoài ra, Gạch xi măng cốt liệu phải dùng xi măng PC để liên kết, hoàn toàn không dùng Vôi.
•
Công nghệ sản xuất: Dây chuyền sản xuất hiện đại của Gạch xi măng cốt liệu cho năng suất cao, chất lượng cao, đồng đều và ổn định.
• Chất lượng: Gạch xi măng cốt liệu có Cường độ chịu nén cao, khả năng chống thấm tốt và Mức độ đồng đều lớn hơn hẳn các loại gạch khác.
• Mẫu mã, chủng loại sản phẩm: Gạch xi măng cốt liệu rất đa dạng về mẫu mã. Công nghệ sản xuất gạch xi măng cốt liệu có thể tạo ra những sản phẩm có kích thước lớn, độ rỗng cao, thành vách mỏng, tỷ trọng thấp.
• Khả năng chống thấm: Gạch xi măng cốt liệu có thể đạt độ chống thấm tốt nhất, giúp cho tường xây bằng gạch xi măng cốt liệu được bền vững, an toàn, không rêu mốc… Đây chính là điểm khác nhau căn bản.
Độ ngậm nước và khả năng chống thấm nước của gạch xi măng cốt liệu:
Độ ngậm nước của gạch xi măng cốt liệu rất thấp, đạt dưới 8% trong khi
gạch đất sét nung có thể ngậm nước từ 14% đến 18%.
Khả năng chống thấm nước của gạch xi măng cốt liệu được phân tích như sau:
• Đá mạt hoàn toàn không ngấm nước nhưng nếu hạt đá có kích cỡ lớn, ít bột, ít xi măng liên kết và sản xuất bằng công nghệ thấp thì cốt liệu viên gạch có thể có nhiều lỗ rỗng thông nhau. Khi đó gạch sẽ thấm nước nhanh và ngấm nhiều.
• Ngược lại, nếu vật liệu đầu vào được lựa chọn kỹ, sản xuất bằng công nghệ cao thì có thể tạo ra độ kín, khít của cốt liệu. Khi sản xuất bằng công nghệ cao, cốt liệu sẽ được rung ép tốt, tạo ra độ kín, khít và không có lỗ thông nhau, viên gạch sẽ đạt độ chống thấm tốt.
• Khả năng chống thấm là tiêu chí căn bản để phân biệt Gạch xi măng cốt liệu với gạch Bi, gạch Papanh.
* Lưu ý: Gạch có khả năng chống thấm tốt sẽ đảm bảo cường độ, độ bền tường xây và hạn chế tối đa khả năng nấm mốc, bong sơn, nứt dăm hoặc bục lớp vữa trát…
Tỷ trọng của gạch xi măng cốt liệu:
Do có cốt liệu chính là Mạt đá nên Gạch xi măng cốt liệu có tỷ trọng ĐẶC khoảng 2.050kg/m3.
Công nghệ sản xuất hiện đại đã cho ra thị trường các loại gạch xi măng cốt liệu có lỗ rỗng lớn, thành vách mỏng. Tỷ lệ rỗng của gạch xi măng cốt liệu có thể đạt từ 35% đến 50% tùy vào từng mẫu gạch nên gạch xi măng cốt liệu lỗ rỗng có tỷ trọng đạt chỉ từ 1.050kg/m3 đến 1.365kg/m3. Tỷ trọng của gạch xi măng cốt liệu hoàn toàn phù hợp với các công trình xây dựng, kể cả nhà cao tầng:
• Kết cấu kiến trúc của tòa nhà luôn phải tính đến Tải trọng tĩnh, Hoạt tải và Tải trọng động. Tải trọng tĩnh là yếu tố liên quan đến trọng lượng bản thân của toàn bộ kết cấu. Hoạt tải là yếu tố liên quan đến người, xe, thang máy, đồ đạc di chuyển trong tòa nhà… Tải trọng động là khả năng chịu mưa, gió, bão, động đất…
• Tòa nhà càng cao thì yếu tố Tải trọng động càng lớn. Khi kết cấu của tòa nhà cao tầng đảm bảo được Tải trọng động thì tỷ trọng của Gạch không còn là vấn đề phải lưu tâm.
• Bằng chứng là các công trình cao tầng của Hàn Quốc đầu tư tại Việt Nam đã và đang xây bằng gạch xi măng cốt liệu như: Keangnam, Grand Plaza, Chung cư cao tầng Splendora, Hyundai Hillstate, Lotte, Deawoo Clever… Ngoài ra còn rất nhiều dự án của Việt Nam đã và đang sử dụng gạch xi măng cốt liệu như; Horison Hotel, Marriott Hotel, Nam Đô Complex, VNT Tower, Sail Tower…