Viện bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại PS1 ở thành phố New York (Mỹ) vừa giới
thiệu một công trình nghệ thuật vô cùng độc đáo, đó là tòa tháp được
xây dựng từ những viên gạch hữu cơ có thể tự phân hủy. Với ưu điểm được
sản xuất nhanh chóng, thân thiện với môi trường, loại gạch này hứa hẹn
sẽ mang đến một hướng đi mới cho ngành xây dựng thế giới.
Tòa tháp có tên gọi Hy-Fi do kiến trúc sư David Benjamin thiết kế, được xây dựng từ những viên hữu cơ với nguyên liệu chính từ gốc nấm và ngô, có thể tự phân hủy nên sau một thời gian nó sẽ chuyển sang làm phân bón.
Gạch
hữu cơ chưa từng được sử dụng để xây các công trình ngoài trời, kiến
trúc sư Benjamin cho biết, ý tưởng sử dụng loại gạch này bắt nguồn từ
phương pháp xây dựng truyền thống, vốn dùng rơm, bùn và . 10.000 viên gạch hữu cơ đã được sử dụng để xây nên tòa tháp Hy-Fi cao gần 12m, có thể chống chọi với sức gió lên đến 97km/h.
Hình
dạng kỳ lạ của kiến trúc này được thiết kế để đẩy không khí nóng lên
phía trên và hút không khí mát xuống phía dưới, nơi mà các khách tham
quan có thể ngồi và nghỉ chân.
Pedro Gadanho, một người quản lý tại Sở Kiến trúc và Thiết kế của MoMA, nói: “Loại
này có thể thực sự làm thay đổi cách mà con người xây dựng. Nó đổi mới
hầu hết các thành phần cơ bản của kiến trúc - viên gạch - cũng như cả của tương lai và tác động cơ bản cho các khả năng thiết kế phần kết thúc mở”.
Vũ An Nguyên theo Daily Mail
Ý kiến của bạn