Trong đó, tăng trưởng
nhu cầu thép của tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ dự báo vẫn tăng; riêng châu Phi và các nước nằm ngoài khối Liên minh châu Âu sẽ giảm tiêu thụ trong năm nay. Trong đó, nhu cầu
tiêu thụ thép của Trung Quốc sẽ đi ngang khi chính phủ nước này chủ trương chuyển dịch từ nền kinh tế sản xuất sang kinh tế dịch vụ.
“Nhu cầu tiêu thụ
thép toàn cầu đang phục hồi bền vững,” ông T.V. Narendran, Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Thép thế giới nói.
Hai năm trước, đợt lao dốc mạnh của
giá thép, mà nguyên nhân chủ yếu là do dư thừa nguồn cung, đã khiến nhiều
doanh nghiệp thép lớn trên thế giới, như ArcelorMittal, US Steel và Posco, thua lỗ nặng nề. Sau đó, giá thép cũng dần phục hồi từ mức thấp nhất 10 năm khi đó.
Ảnh: Reuters
“
Thị trường thép toàn cầu kể từ đầu năm đến nay tăng trưởng rất khích lệ. Trong những tháng cuối năm nay, thị trường thép sẽ tiếp tục chu kỳ tăng trưởng bền vững, giúp kinh tế thế giới, từ các nước đang phát triển (không tính khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ) tới các nước phát triển, hoạt động hiệu quả hơn,” ông Narendran cho biết.
Riêng với Trung Quốc, sản lượng thép năm 2018 dự báo giảm vì nhu cầu tiêu thụ nội địa giảm và chính phủ nước này đẩy mạnh kế hoạch loại bỏ các nhà máy thép không hiệu quả, chuyên gia phân tích Seth Rosenfeld tại công ty Jefferies cho biết.
Sau nhiều năm tăng cường xuất khẩu thép thì sang đến năm 2017, Trung Quốc bắt đầu giảm xuất khẩu mặt hàng này, chấp nhận nhường thị phần cho các doanh nghiệp phương Tây. Cụ thể, xuất khẩu thép của Trung Quốc giảm mạnh 30% tính đến nay. “Dường như, các hãng
sản xuất thép của Trung Quốc không còn xem xuất khẩu là kênh kiếm lời cần thiết nữa,” ông Rosenfeld nói.
Cũng theo ông, Trung Quốc nên tiếp tục giảm xuất khẩu thép dù các nhà máy tại Trung Quốc đang hoạt động với công suất cao. Như vậy, giá thép ở phương Tây mới có khả năng tăng mạnh hơn, cũng như lợi nhuận của khối doanh nghiệp cao hơn.
Là nước sản xuất gần một nửa số thép cho thế giới, Trung Quốc đang có sức ảnh hưởng rất lớn đến ngành công nghiệp thép. Cũng vì vậy, rất nhiều quốc gia đang cáo buộc Trung Quốc bán phá giá thép ra thị trường quốc tế.
Đối với Ấn Độ, tăng trưởng tiêu thụ thép dự báo giảm trong cả năm nay và năm tới, dù chính phủ đang lên kế hoạch tăng sản lượng thép hơn hai lần đến năm 2030 để phục vụ một dự án hạ tầng “khổng lồ” của nước này. Nhu cầu giảm một phần vì năm 2016, chính phủ Ấn Độ quyết định thu hồi một lượng lớn tiền mặt có giá trị cao và giảm bớt đòn bẩy tài chính trong lĩnh vực sản xuất và ngân hàng.
Thép thường được xem là một thước đo kinh tế, bởi mặt hàng này vốn được dùng nhiều trong ngành công nghiệp chế tạo xe ô tô, xây dựng và sản xuất khác.
Theo Vietnambiz/Xây dựng