Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Ngành thép loay hoay tìm lối thoát

26/07/2014 - 05:35 CH

Tính riêng 6 tháng đầu năm, tiêu thụ thép đã tăng 6,18% so với cùng kỳ năm 2013. Tuy nhiên, ngành thép vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào không ổn định, thép nhập khẩu vẫn tăng cao, tình trạng dư thừa công suất thép vẫn lớn. Doanh nghiệp thép vẫn loay hoay tìm lối thoát bằng con đường xuất khẩu.
Tiêu thụ tăng

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng thép và nguyên liệu thép nhập khẩu đã đạt trên 7 triệu tấn, tăng 7,73% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu đạt trên 4 tỷ USD. Đây là con số đáng báo động vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ và  của các doanh nghiệp trong nước.

Trong khi đó, 6 tháng đầu năm, tổng lượng thép tiêu thụ của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đạt hơn 2,4 triệu tấn. Tổng sản lượng thép sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp trong 6 tháng tăng lần lượt là 108,09% và 108,39% so với cùng kỳ năm trước. Con số này cho thấy, lượng thép tiêu thụ tăng nhiều hơn so với thép sản xuất, do thị trường khó khăn nên các doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng, vừa đủ tiêu thụ và gối đầu cho tháng tiếp theo.



Đối với xuất khẩu, tính đến ngày 31/6/2014, lượng thép xuất khẩu toàn ngành gần 1,8 triệu tấn, tăng 23,9%; kim ngạch xuất khẩu 1,47 tỷ USD, tăng 17,78% so với cùng kỳ năm 2013, cho thấy tăng trưởng của ngành thép chủ yếu nhờ vào xuất khẩu, đặc biệt là tôn mạ màu và ống thép.


Nhiều sức ép

Đánh giá về thị trường thép, ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật đúc luyện kim Việt Nam (VIMLUKI)- nhấn mạnh: Mặc dù tăng trưởng của ngành thép 6 tháng đầu năm 2014 khá hơn cùng kỳ năm 2013, nhưng tình trạng dư thừa công suất thép vẫn lớn, do thời gian qua đã có thêm nhiều nhà máy đi vào sản xuất, nên việc tăng tiêu thụ vẫn không thể bù đắp được sự dư thừa công suất. Do đó, các doanh nghiệp vẫn phải loay hoay tìm lối thoát bằng đẩy mạnh xuất khẩu.

Tuy nhiên, hiện khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu thép là đang có nhiều cảnh báo về các “hàng rào” chống bán phá giá được dựng lên ngày càng nhiều. Đơn cử, Nhà máy  Posco Việt Nam tại Vũng Tàu có công suất thép cuộn cán nguội 1,2 triệu tấn/năm, Posco dự định xuất khẩu khoảng 60% sang Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Nhưng tại Indonesia đang rất căng thẳng trong việc áp thuế chống bán phá giá. “Một vài nước khác cũng đang bước đầu có cảnh báo áp thuế chống bán phá giá”- ông Cường nói.

Điều đáng lưu ý là gần đây đang xuất hiện tình trạng gian lận thương mại mới: Các sản phẩm thép giá rẻ nhập khẩu “khoác áo” thương hiệu thép Việt Nam để xuất khẩu đi các nước khác với giá cao, làm ảnh hưởng tới uy tín sản phẩm thép Việt Nam. 

Thiên Kim (TH/ Công thương)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng