Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Nguy cơ bị mất thị phần xuất khẩu tôn, thép

15/10/2015 - 05:05 CH

Thời gian gần đây, 3 thị trường nhập khẩu tôn, thép lớn của Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia, Indonesia liên tục tiến hành điều tra chống bán phá giá gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Thép trong nước, đồng thời nguy cơ bị mất thị phần xuất khẩu cũng đang hiện hữu.
>> Doanh nghiệp VLXD vẫn còn nhiều mối lo
>> Thị trường thép trong nước nhiều biến động

Trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, thép là mặt hàng bị điều tra chống bán phá giá nhiều nhất. Năm 2014, thép Việt Nam đối mặt với 4 vụ kiện chống bán phá giá. 9 tháng đầu năm 2015, 3 thị trường Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia, Indonesia đều đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép Việt Nam, lên đến gần chục vụ.

Theo ông Nguyễn Văn Sưa Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: Nguyên nhân do thép là một ngành công nghiệp cơ bản, các nước đều muốn phát triển, đồng thời bảo hộ sản xuất. Trong khi đó, các thị trường khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia đang tiêu thụ tới hơn 50% lượng tôn, thép xuất khẩu của Việt Nam. Để bảo hộ sản phẩm thép nội địa, nhiều nước đã sử dụng các hàng rào phi thuế quan, trong đó, điều tra áp thuế chống bán phá giá lên mặt hàng thép nhập khẩu là cách được các nước tích cực áp dụng.

Bên cạnh đó, các DN thép ở Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa, việc nắm vững các văn bản luật pháp, thương mại quốc tế còn nhiều hạn chế; DN chưa thật am hiểu rõ pháp luật, cách thức quản lý của nước nhập khẩu. Ngoài ra, DN ký hợp đồng sơ sài, thường chỉ mới thỏa mãn một số điều khoản cơ bản như tên hàng, số lượng, giá cả… mà chưa chú ý đến những điều khoản phạt hay bồi thường thiệt hại và những công cụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.

 
Sản xuất tôn tại Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
     
Việc các mặt hàng tôn thép của Việt Nam liên tục bị điều tra chống bán phá giá đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành Thép trong nước. Ông Nguyễn Văn Sưa cho biết: Khi sản phẩm tôn, thép xuất khẩu của Việt Nam vào một nước nào đó bị áp thuế chống bán phá giá coi như “cánh cửa” xuất khẩu sản phẩm vào nước đó đã bị khép lại, gây khó khăn cho DN trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm khi nguồn cung của các DN tăng hơn gấp đôi so với nhu cầu sử dụng nội địa.

Mặt khác, nếu xuất khẩu giảm, khả năng sản xuất cũng giảm theo, đây sẽ là một gánh nặng chi phí quá lớn cho các DN khi máy móc không chạy hết công suất. Ngoài ra, một sản phẩm tôn, thép xuất khẩu khi đã bị khởi xướng điều tra, các “bị đơn” sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn như: Phải tích cực phối hợp, tạo điều thuận lợi cho phía cơ quan điều tra, nếu không sẽ bị áp thuế ở mức cao; tiêu tốn nguồn nhân lực, vật lực vào việc trả lời các câu hỏi của cơ quan điều tra; chi phí cho mỗi vụ kiện khá tốn kém; nhịp độ sản xuất cũng bị rối loạn với những tổn thất không lường trước được… Đặc biệt, từ một vụ kiện với một sản phẩm, nếu DN xử lý không tốt có thể dẫn đến những vụ kiện khác từ những nước khác với các sản phẩm khác.

Để đối phó với các vụ kiện, đảm bảo sản xuất, kinh doanh, ông Nguyễn Văn Sưa khuyếnn cáo: ngành Thép của Việt Nam phát triển nóng nhưng sức cạnh tranh chưa cao, do đó, các DN cần có những chiến lược tổ chức lại sản xuất, hiện đại hóa công nghệ sản xuất để hạ chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, DN cần phải nâng cao hiểu biết về thông lệ quốc tế, những quy định và kinh nghiệm về chống bán phá giá. Đặc biệt, DN không nên tập trung xuất khẩu ồ ạt vào một vài thị trường mà cần đầu tư tìm kiếm thị trường mới, chia ra nhiều thị trường khác nhau để xuất khẩu.

VLXD.org (TH/TBTC)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng