Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Sắt, Thép

Sản lượng sắt thép xuất khẩu tăng phi mã bất chấp dịch bệnh

09/08/2021 - 05:04 CH

Bất chấp đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến vận tải hàng hóa, xuất khẩu xi măng, sắt thép từ đầu năm đến nay không những không bị tác động mà còn tăng trưởng mạnh 28,7% và 118%.
Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2021, ngành xi măng đã xuất khẩu 24,35 triệu tấn sản phẩm xi măng, clinker, trị giá 945 triệu USD, tăng lần lượt 23,7% và 28,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nhưng so với sắt thép thì mức tăng của xi măng chưa thấm vào đâu. 7 tháng qua, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 7 triệu tấn sắt thép các loại, trị giá 5,52 tỷ USD, tăng 45,6% về lượng và tăng 118% về trị giá so với cùng kỳ.

Các sản phẩm từ sắt thép cũng có mức tăng xuất khẩu phi mã khi mang về 2,26 tỷ USD, tăng 32,5% so với cùng kỳ.

Tổng kim ngạch xuất khẩu của xi măng, sắt thép các loại và sản phẩm từ sắt thép đã mang về hơn 8,7 tỷ USD. Trong đó, nhờ tăng xuất khẩu thêm gần 5 triệu tấn sản phẩm, ngành xi măng đã mang về thêm 211 triệu USD.
 

Sở dĩ xi măng tăng mạnh xuất khẩu là nhờ tăng xuất bán clinker sang một số thị trường, điển hình là Trung Quốc. Những năm gần đây, thị trường này đã nhập lượng lớn clinker từ Việt Nam.

Nhằm hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo, Bộ Tài chính mới đây đã đề nghị tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng clinker từ 5% lên mức 10%.

Đề nghị này được Bộ Tài chính đưa ra tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP và Nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi…

Bởi theo Bộ này, việc đẩy mạnh xuất khẩu xi măng và clinker có thể giúp ngành xi măng tận dụng được năng lực sản xuất trong nước và nguồn dư thừa, nhưng đây không phải giải pháp lâu dài và bền vững vì quá trình sản xuất 2 mặt hàng trên chủ yếu dựa vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo.

Việc tăng xuất khẩu clinker còn làm cạn kiệt tài nguyên trong nước, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác. Mặt khác, sản xuất xi măng và clinker tại Việt Nam đang sử dụng điện với giá thấp.

Đối với ngành thép, sở dĩ xuất khẩu gia tăng mạnh là do nhiều thị trường vẫn đang có nhu cầu lớn với thép nhập từ Việt Nam. Trong khi, nâng lực sản xuất của các doanh nghiệp tiếp tục được củng cố.

Theo báo cáo của Cục Công Nghiệp, Bộ Công Thương, tình hình sản xuất thép năm 2020 và dự kiến năm 2021 của các đơn vị sản xuất thép ổn định và có mức tăng trưởng cao tại các doanh nghiệp có dự án mới đầu tư đi vào sản xuất (như Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần Thép Nghi Sơn), đối với các doanh nghiệp sản xuất thép không có dự án đầu tư mới, sản xuất ổn định (Tổng Công ty Thép Việt Nam; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Minh Ngọc.

Trong đó, đối với sản phẩm phôi thép: Tập đoàn Hòa Phát và Công ty Cổ phần Thép Nghi Sơn năm 2021 dự kiến có mức tăng trưởng lớn so với năm 2020. Cụ thể, Tập đoàn Hòa Phát tăng khoảng 38%, Công ty Cổ phần Thép Nghi Sơn tăng 44%, Tổng Công ty Thép Việt Nam tăng 7%.
 
VLXD.org (TH/ Đầu tư)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng