Cụ thể,
sản xuất thép của các
doanh nghiệp là thành viên của VSA trong tháng 4/2017 đạt gần 6.230 ngàn tấn, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, tiêu thụ đạt gần 5 triệu tấn, chỉ tăng khoảng 2,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Đối với mảng
thép xây dựng, trong tháng 4 tiêu thụ đạt 635.751 tấn, giảm 20% so với tháng trước và giảm 14% so với cùng kỳ năm 2016. Tới thời điểm 30/4 tồn kho là 718.574 tấn, mức tồn này tương đối cao so với cùng kỳ tháng 3/2017.
Không chỉ tiêu thụ thép xây dựng giảm, mà ống thép tiêu thụ trong tháng 4/2017 cũng giảm 5,1%, đạt 157.547 tấn; tôn mạ kim loại & sơn phủ màu đạt 279.029 tấn, giảm 1,94% so với tháng 3, nhưng tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2016…
Đối với sản phẩm nhập khẩu, tính đến ngày 15/4/2017 thép thành phẩm nhập khẩu đạt 6,23 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu đạt 3,186 tỷ USD, giảm 5% về lượng, nhưng tăng 22% về kim ngạch nhập khẩu. Nổi trội vẫn là Thép tôn mạ màu nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ, như: Thép tôn mạ màu nhập khẩu 136.945 tấn, tăng tới 35%; thép thanh que cuộn không hợp kim nhập khẩu 203.307 tấn, tăng 105%; Dây thép nhập khẩu đạt 6.989 tấn, tăng 81%.
Ảnh minh họa
Một tin vui đối với doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, như:
tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh,
phôi thép nhập khẩu về Việt Nam đã giảm khá nhiều so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, tính đến ngày 14/4/2017 nhập khẩu phôi thép đạt trên 100 ngàn tấn, chỉ bằng 13% so với cùng kỳ năm 2016; tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh nhập khẩu 229.437 tấn, bằng 73% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo đánh giá của các chuyên gia ngành
thép, nguyên nhân nhập khẩu tôn mạ kẽm, tôn mạ lạnh, phôi thép nhập khẩu về Việt Nam giảm chính là nhờ tác động của biện pháp phòng về thương mại - từ đó giúp doanh nghiệp sản xuất tôn, thép trong nước giảm bớt sức ép cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Cũng theo chia sẻ của doanh nghiệp thép, thời gian gần đây tiêu thụ thép tăng trưởng không hề cao, song
giá bán thép lại có xu hướng giảm dần, như: thép xây dựng trong tháng 4/2017 giảm khoảng 400 đến 700 đồng/kg so với cuối tháng 3/2017. Theo đó, tính đến cuối tháng 4 tại cả phía Bắc và Nam giá bán thép thành phẩm lại tiếp tục giảm sâu hơn, chỉ còn dao động từ 10.600 đến 10.900 đồng/kg. Song, giá nguyên liệu đầu vào cũng giảm nhưng giảm không tương ứng, vì so với giá bán tôn, thép thành phẩm giảm sâu hơn. Những tác động trái chiều đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng theo đà này, sản phẩm tôn, thép vẫn đang có xu hướng tiếp tục giảm giá, khiến nhà sản xuất không mấy vui, ngược lại, điều này có lợi cho người tiêu dùng.
Theo Báo Công Thương