Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Xi măng

Tăng cường liên kết để xuất khẩu xi măng bền vững

04/08/2016 - 05:35 CH

Theo Bộ Xây dựng, chỉ khi các doanh nghiệp liên kết và có sự thống nhất trong cách làm, thì sức cạnh tranh sẽ tự động gia tăng, hạn chế được tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chèn ép giá để có đơn hàng xuất khẩu. Quan trọng hơn, khi xuất khẩu bền vững, sẽ tạo điều kiện để ngành xi măng giảm thiểu áp lực tồn kho.

Chưa bền vững
 

Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu xi măng khá ấn tượng trên bản đồ các nhà hàng đầu Thế giới, với tốc độ bình quân đạt tới 260% trong giai đoạn 2009 - 2013. Năm 2014, đã lập kỷ lục khi xuất khẩu gần 20,5 triệu tấn xi măng và clinker, đạt 912,1 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2015, xuất khẩu xi măng của cả nước lại giảm 19% so với năm 2014, nhưng sang 6 tháng đầu năm 2016, lượng xi măng xuất khẩu đạt 8,85 triệu tấn, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2015.

 

Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực xi măng. Nhiều địa phương và doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất. Dự báo đến năm 2020, sản lượng xi măng của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn/ năm. Trước đây, công suất chỉ 300.000 - 1 triệu tấn/ năm, nay nhiều doanh nghiệp đã nâng công suất  lên 3 - 4 triệu tấn/ năm.

Theo Bộ Xây dựng cho biết, với tốc độ phát triển như hiện nay, trong 10 - 20 năm tiếp theo có thể đẩy mạnh , con số kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD có thể duy trì ổn định. Xuất khẩu trong thời gian qua đã và đang là lối thoát cho các doanh nghiệp trong nước, giảm áp lực tồn kho sản phẩm do cung vượt cầu, mang lại thu nhập ngoại tệ cho đất nước, góp phần cân đối cán cân thương mại.


Xuất khẩu xi măng là phương án giảm áp lực tồn kho cho doanh nghiệp.

Mặc dù xuất khẩu xi măng tăng vượt bậc trong 6 tháng đầu năm nay, tuy nhiên nếu nhìn vào những con số kể trên, thì xuất khẩu xi măng vẫn chưa bền vững, bởi theo đánh giá của các chuyên gia, khi đã nói đến hiệu quả trong xuất khẩu thì phải đảm bảo yếu tố mang tính bền vững trong tương lai chứ không phải chỉ đơn thuần là tính đến giá trị xuất khẩu đã đạt được.

Đến nay, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng còn phân tán nhỏ lẻ, quy mô và mức độ tập trung thấp, chưa khai thác được tận gốc thị trường xuất khẩu mà phụ thuộc vào trung gian, rủi ro lớn vì bị ép giá và cả khâu thanh toán. Hơn nữa, do mới gia nhập thị trường quốc tế, nên các doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong buôn bán thương mại quốc tế, cạnh tranh thương trường, cũng như đáp ứng các quy định khắt khe của các nhà nhập khẩu.

Hầu hết lượng xi măng xuất khẩu là xi măng rời, theo hình thức gia công cho các thương hiệu xi măng hoặc các công ty thương mại quốc tế và mỗi doanh nghiệp mạnh ai nấy làm, chưa có sự liên kết chặt chẽ để gia tăng sức mạnh.

Đến nay, xi măng của Việt Nam chỉ mới xuất khẩu sang một số thị trường như Bangladesh, Singapore, Malaysia, Philippines, Đài Loan, Hồng Kông... thông qua 3 nhà nhập khẩu chính là Biroute, Holcim và Trading. Do chỉ mới tập trung xuất khẩu vào một số thị trường truyền thống nên các doanh nghiệp Việt Nam bị thương lái trung gian ép giá. Khi giá thị trường lên 1USD/ tấn, doanh nghiệp xuất khẩu xi măng Việt chỉ lên 0,5USD/ tấn, nhưng khi thị trường giảm 2 USD/tấn, doanh nghiệp Việt lại bị giảm 4USD/ tấn.

Đại diện Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem) cho biết, do chủ yếu phụ thuộc vào trung gian, xuất khẩu chỉ tập trung vào một số thị trường nên Việt hay bị ép giá, hiệu quả xuất khẩu chưa cao.

Đại diện Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho rằng, của chúng ta thấp hơn một số nước, nguyên nhân là do chưa có sự đồng thuận, phối hợp giữa các doanh nghiệp và thiếu sự quản lý của Nhà nước. Hơn nữa, Việt Nam lại mới gia nhập thị trường xuất khẩu xi măng, bước đầu cần xây dựng hình ảnh thương hiệu trên thị trường quốc tế rồi sau đó mới tính đến khả năng tăng giá. Các đối tác nước ngoài đã lợi dụng điều này để ép giá các doanh nghiệp Việt.

Tăng cường liên kết

Việt Nam có nguồn tài nguyên làm nguyên liệu sản xuất xi măng rất dồi dào với trữ lượng đá vôi trên 12 tỷ tấn. Hiện tại, công suất toàn ngành xi măng đã vượt nhu cầu tiêu thụ trong nước khoảng 20 - 25%. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù tiêu thụ xi măng trong nước tăng, nhưng cũng cần tính đến phương án xuất khẩu cho bài toán tiêu thụ trước mắt và lâu dài giúp thị trường cân bằng lượng sản phẩm dư thừa, giảm áp lực tồn kho cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo cần phải tính đến hiệu quả và yếu tố bền vững, tránh gây lãng phí, thất thoát tài nguyên và ồ ạt xuất khẩu bằng mọi giá.

Theo đó, cần đánh giá hiệu quả và sự lan tỏa ở một số ngành và dịch vụ khác như: tạo ra công ăn việc làm, nguồn thuế môi trường và xuất khẩu hoặc tính đến lĩnh vực logistic... Đặc biệt là việc cải tiến công nghệ và nâng cao hiệu quả trong tiêu thụ và xuất khẩu.
 

Tổng Công ty Vicem là một trong những doanh nghiệp có thị phần lớn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, hiện nay xi măng là một trong những ngành mang lại giá trị gia tăng cao. Giá thành tài nguyên là đá vôi và giá thành xi măng xuất khẩu chênh nhau hàng chục lần. Để nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu xi măng, các cơ quan quản lý Nhà nước trong đó có Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Hiệp hội Xi măng Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ nhằm xác định một chiến lược phát triển xuất khảu dài hạn và bài bản, tiến tới hợp tác tạo sự đồng thuận giữa các nhà sản xuất để tăng cường chất lượng sản phẩm, mở cửa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian tới.

Bộ Xây dựng sẽ phối hợp với Hiệp hội Xi măng Việt Nam tuyên truyền vận động các doanh nghiệp, đề ra các biện pháp phù hợp, nhằm tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp trong xuất khẩu xi măng. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng phải chủ động nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp, tăng cường liên kết, hợp tác vì quyền lợi và hiệu quả của chính doanh nghiệp mình trong xuất khẩu.

Bên cạnh đó, để việc đạt được những hiệu quả nhất định và có tính bền vững thì các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề đổi mới công nghệ sản xuất tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, nâng cao năng lực quản lý, áp dụng các giải pháp giảm thiểu phát thải... cần đảm bảo hài hòa giữa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng việc hợp lý hóa các quy trình vận chuyển để tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng như sản phẩm tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp cần tạo sự liên kết giữa nhà sản xuất và xuất khẩu, giữa các nhà sản xuất với nhau để có thể kịp thời cung cấp hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Đồng thời, cũng cần thiết lập các khuôn khổ pháp lý trong đàm phán, ký kết các Hiệp định, thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng. Từng bước nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, hỗ trợ và thúc đẩy các trong nước đầu tư sản xuất xi măng trực tiếp ra nước ngoài, nhất là các quốc gia có khoảng cách địa lý xa với Việt Nam.

Nhấn mạnh về tính liên kết, theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, để được bền vững, cần giải quyết ngay câu chuyện xuất khẩu phân tán, mạnh ai nấy làm, liên kết các donh nghiệp thành đầu mối đủ mạnh, gia tăng tính cạnh tranh và lợi thế về giá cho xi măng xuất khẩu. Hiện nay mới chỉ có Vicem, Vissai... có công suất sản xuất lớn, có lợi thế hơn cả khi đàm phán với các đối tác nhập khẩu.

Theo Bộ Xây dựng, chỉ khi các doanh nghiệp liên kết và có sự thống nhất trong cách làm, thì sức cạnh tranh sẽ tự động gia tăng, hạn chế được tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, chèn ép giá để có đơn hàng xuất khẩu. Quan trọng hơn, khi xuất khẩu bền vững, sẽ tạo điều kiện để ngành xi măng giảm thiểu áp lực tồn kho.
 
Theo xi mang.vn/Cục XTTM
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng