Theo thống kê và đánh giá của Hiệp hội Xi măng Đông Nam Á (AFCM), ngành xi măng Asean trong những năm qua chứng kiến một số nền kinh tế khu vực đang phát triển như Indonesia, Việt Nam, Philippines… có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng, nhất là Việt Nam.
Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng hàng năm vừa phải bao gồm: Indonesia, Philippines, Việt Nam; riêng Thái Lan tăng không đáng kể, Brunei, Malaysia không tăng, không giảm, Singapore giảm nhẹ. Tổng nhu cầu tiêu thụ xi măng của 7 nước khoảng 204,95 triệu tấn; trong đó riêng Việt Nam và Indonesia chiếm xấp xỉ 60% tổng sản lượng toàn khối.
Chỉ tiêu lượng xi măng tiêu thụ trên đầu người, cao nhất là Singapore (1.123kg/ng/năm), Brunei (919), Việt Nam (765); bình quân cả vùng 709 kg/người/năm.
Về xu hướng đầu tư và sản xuất xi măng, hai nước Brunei và Singapore chỉ đầu tư trạm nghiền xi măng và công suất hầu như không thay đổi. Các nước đang tiếp tục đầu tư các dự án mới là Indonesia, Việt nam, Philippines và Malaysia; Thái Lan đã dừng đầu tư dự án mới ở trong nước từ hàng chục năm về trước.
Tổng công suất đã đầu tư (cả Việt Nam) tính đến hết 2016 là 330,3 triệu tấn; dự báo đến 2020 là 374,7 triệu tấn, tăng gần 45 triệu tấn.
Thống kê nhu cầu tiêu thụ nội địa các nước ASEAN
(số liệu của AFCM)
Về xu thế xuất nhập khẩu xi măng, Việt Nam và Thái Lan vẫn giữ ưu thế xuất khẩu xi măng và clinker. Các nước không xuất khẩu xi măng là Brunei và Philippines. Tổng xuất khẩu năm 2016: 29,8 triệu tấn (16,5 triệu tấn clinker và 13,3 triệu tấn xi măng). Các nước nhập khẩu: trừ 2 nước không nhập khẩu là Việt Nam và Thái Lan. Tổng nhập khẩu 2016 là 14 triệu tấn.
Về đầu tư chiều sâu, bảo vệ môi trường: Các nước đều quan tâm đến bảo vệ môi trường, sử dụng phế thải làm nhiên liệu, nguyên liệu thay thế, sử dụng nhiệt thừa phát điện. Đứng đầu trong công tác này là Thái Lan.
Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật: Tất cả các nước ASEAN đều theo hệ tiêu chuẩn của Mỹ ASTM, riêng Việt Nam theo tiêu chuẩn châu Âu.
VLXD.org
Ý kiến của bạn