1. Tiêu thụ nội địa
Riêng
trong tháng 5 vừa qua, sản lượng xi măng tiêu thụ trong tháng đạt 6,38
triệu tấn, bằng 98% so với tháng 4/2015 và tăng 9% so với cùng kỳ năm
trước.
đang trên đà tăng trưởng tốt. Đáng
chú ý, sản phẩm xi măng tiêu thụ tại thị trường trong nước đạt mức tăng
trưởng khá ấn tượng. Cụ thể, tháng 5/2015 ước tiêu thụ đạt 5,28 triệu
tấn, bằng 102% so với tháng liền kề trước đó và tăng 11% so với cùng kỳ.
Tính
chung, sản phẩm tiêu thụ trong nước 5 tháng đầu năm 2015 ước đạt 21,34
triệu tấn xi măng, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2014.
Sản lượng
xi măng tiêu thụ nội địa tăng cao bởi thị trường đã thực sự bước vào mùa
xây dựng, hơn nữa thời tiết cũng thuận lợi cho xây dựng cùng với đà
phục hồi chung của thị trường bất động sản cũng là những nguyên nhân sản
lượng tại thị trường trong nước đạt tăng trưởng khá.
2. Xuất khẩu xi măng
Bên
cạnh đó, Tổng cục Hải quan đánh giá, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
trong tháng 4 tăng chậm, đặc biệt là sự sụt giảm đáng kể kim ngạch xuất
khẩu của một số mặt hàng chủ lực như giảm tới 25,2%. Nguyên nhân là do, hiện nay, thị trường trong khu vực châu Á, Việt Nam có khá nhiều đối thủ lớn cạnh tranh quyết liệt giành thị phần.
Xi măng đang gặp khó khăn tại thị trường xuất khẩu. Các
đối thủ canh trạnh trên thị trường xuất khẩu phải kể đến phía Bắc phải
kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, phía Nam có Indonesia, tại phía
Tây Nam chúng ta có nước bạn láng giềng Thái Lan cũng là một trong những
đối thủ có năng lực cạnh tranh. Năm 2015 này cũng là thời điểm đánh dấu
nhiều nhà máy xi măng của Thái Lan đi vào hoạt động do vậy nguồn cung
trong nước tăng, dẫn đến việc Thái Lan đẩy mạnh khai thác thị trường
xuất khẩu là điều dễ hiểu.
Nhiều năm qua, Indonesia cũng là một trong những thị trường chủ yếu cho
của Việt Nam. Nhưng hiện nay, Indonesia đã chủ động được nguồn cung xi
măng phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước, điều này vô hình chung làm
thu hẹp thị phần xuất khẩu của Việt Nam.
Nếu như năm 2014, thị
phần xuất khẩu xi măng chủ yếu dành cho Việt Nam do nhu cầu tiêu thụ của
Thế giới tăng, nguồn cung từ một số ông lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… không tăng đã khiến cho cửa xuất khẩu xi măng của Việt Nam rộng hơn so với các năm trước.
Đến thời điểm này, thị trường
của Việt Nam đang gặp khá nhiều thách thức như nguồn cung tăng mạnh và
cạnh tranh, nhu cầu nhập khẩu từ các đối tác bên ngoài chưa có dấu hiệu
tăng trưởng trong năm 2015, đặc biệt cước vận chuyển từ Việt Nam tới thị
trường nhập khẩu đang mất dần lợi thế.
Bên cạnh sự cạnh tranh về năng lực sản xuất,
của Việt Nam đang cao hơn Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia… Thái Lan và
Việt Nam giá đang tương đương nhau, còn Nhật Bản lại có khách hàng quen
thuộc riêng. Như vậy có thể thấy, xung quanh chúng ta đều có đối thủ
cạnh tranh mạnh mẽ về giá.
Dự báo năm 2015, sản lượng xuất khẩu của Trung Quốc, Thái Lan sẽ tăng lên, do vậy của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hơn so với năm vừa qua.
3. Nguồn cung từ các dự án xi măng
Trong khi từ đầu năm 2015 đến nay, đã chứng kiến sự đi xuống thấy rõ của xuất khẩu thì không thể không nhắc tới hàng loạt các đang được triển khai xây dựng trong thời gian vừa qua.
Sau
khi thâu tóm 2 dự án xi măng tại Nghệ An bị ngưng trệ thời gian dài vì
thiếu nguồn vốn đầu tư là dự án Xi măng Đô Lương và Xi măng Dầu khí
12/9, Tập đoàn Xi măng The Vissai đã tiếp tục tiến hành khởi công xây
dựng 2 dự án này và đổi tên thành 1, 2. Theo đó
1 có công suất 6,5 triệu tấn/năm và Xi măng Sông Lam 2 có công suất
600.000 tấn/năm. Trong đó, dự án Xi măng Sông Lam 1 chia làm 3 giai
đoạn, giai đoạn 1 (từ 2015 - 2017) là 2 dây chuyền có tổng công suất
12.000 tấn clinker/ngày (tương đương 4 triệu tấn xi măng/năm, giai đoạn 2
(từ 2017-2020); dây chuyền thứ 3 với công suất 6.000 tấn clinker/ngày.
dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động trong tháng 8 tới đây.
Mới
đây, Tập đoàn FLSmidth đã chính thức ký hợp đồng cung cấp thiết bị dây
chuyền 2 nhà máy. Đây là dự án có công suất lớn nhất trên thế giới cho
tới thời điểm hiện tại và được áp dụng tất cả những công nghệ thiết bị
đồng bộ tối tân nhất. Được biết, tổng mức đầu tư cho dự án này của Xi
măng Xuân Thành lên tới 10.800 tỷ đồng. Dự án nhà máy tại Hà Nam có công suất 12.500 tấn clinker/ngày tương đương 4,5 triệu tấn xi măng/năm.
Tháng
2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Xây dựng
về việc điều chỉnh, bổ sung công suất dự án nhà máy Xi măng Thành Thắng
tại tỉnh Hà Nam. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung dự án Xi
măng Thành Thắng (dây chuyền 2 của nhà máy Xi măng Thanh Liêm), tỉnh Hà
Nam công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm, dự kiến vận hành năm 2018.
Như
vậy trong vòng vài năm tới, ngành xi măng có thể có thêm khoảng 10
triệu tấn xi măng mỗi năm, con số không phải là nhỏ trong bối cảnh thị
trường xi măng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự ấm - lạnh trên thị trường
bất động sản.
Hiện nay, cả nước hiện có hơn 100 doanh nghiệp sản
xuất và kinh doanh trong lĩnh vực xi măng. Nhiều địa phương và doanh
nghiệp vẫn tiếp tục đầu tư dây chuyền sản xuất. Dự báo đến năm 2020, sản
lượng xi măng của Việt Nam đạt khoảng 100 triệu tấn xi măng/năm, về cơ
bản đáp ứng đủ tiêu thụ trong nước và có một lượng nhất định để xuất
khẩu.
Theo ông Lê Văn Tới, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (VLXD),
Bộ Xây dựng, cho rằng những dự án xi măng trên đều có trong quy hoạch
bổ sung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là những dự án không
phải cho thời điểm hiện nay mà là giai đoạn 2019 - 2020. Nếu không bổ
sung Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ thiếu xi măng. Trước đó, các dự án
yếu kém đã bị loại ra khỏi quy hoạch. Những dự án bổ sung đều đã có sự
tính toán, cân đối rõ ràng, không có chuyện các dự án này sẽ làm dư thừa
nguồn cung trong nước.
Các chuyên gia ngành xi măng nhận định xi
măng không phải là mặt hàng dành cho xuất khẩu đường dài, làm sao để
xuất khẩu xi măng một cách hiệu quả và bền vững nhất đang là bài toán
đặt ra tại thời điểm hiện tại.
Mục tiêu của ngành xi măng Việt
Nam là chiếm lĩnh thị trường trong nước, điều tiết cung cầu, nâng cao
chất lượng, năng lực sản xuất và ổn định giá thành.
Nguồn: