>> Tổng quan thị trường xi măng trong nước năm 2015 và dự báo cho năm 2016
Nguồn cung và tình hình tiêu thụ tại một số thị trường xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam
Theo Trung tâm Thương mại thế giới (ITC),
Bangladesh là thị trường nhập khẩu
xi măng, clinker lớn thứ ba trong khu vực Nam Á, chiếm khoảng 1,1% thị phần nhập khẩu xi măng của toàn thế giới. Theo dự báo của công ty tài chính IDLC, trong thời gian tới, ngành công nghiệp
sản xuất xi măng của
Bangladesh sẽ tăng trưởng trong khoảng 5-10%/năm và bùng nổ với tốc độ 15-20% trong thời gian tiếp theo.
Chủ tịch MI Cement Factory Ltd cho biết Bangladesh đang chuẩn bị cho sự phát triển các cơ sở hạ tầng công cộng, truyền thông và nhà ở,… và ngành công nghiệp xi măng ở Bangladesh đang đứng đầu cho một cuộc cách mạng do mật độ dân số cao ở các thành phố, đô thị hóa thiếu quy hoạch và phát triển kinh tế nhanh chóng. Bangladesh sẽ mở rộng thành phố theo hướng xây nhiều nhà cao tầng.
Philippines: theo Hiệp hội Sản xuất xi măng của Philippines (CeMAP), doanh số bán xi măng tăng 18,6%, trong quý III/2015.
Chủ tịch CeMAP Ernesto Ordonez nói rằng tổng doanh số bán xi măng của cả nước đạt 6,4 triệu tấn trong quý III/2015, tăng so với 5,4 triệu tấn trong cùng kỳ năm 2014. Sự tăng trưởng là do sự mở rộng của một số dự án cơ sở hạ tầng trong cả khu vực công và tư nhân, cũng như ngân sách tăng thêm của chính phủ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Thời tiết cũng thuận lợi hơn trong năm nay so với năm ngoái. Dự báo doanh số bán xi măng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Philippines là một thị trường sôi động cho ngành công nghiệp xi măng tại thời điểm này. Philippines có 17
nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất sản đạt 24,6 triệu tấn/năm. Mỗi nhà sản xuất lớn có kế hoạch mở rộng của mình trong các giai đoạn khác nhau.
Holcim Philippines công bố mở rộng năng lực sản xuất đạt của mình để đạt 10 triệu tấn/năm vào cuối năm 2016, chủ yếu là xây dựng các dự án hiện có. Cemex công bố công suất hoạt động của công ty là 4,3 triệu tấn/năm. Lafarge đã có kế hoạch nâng cao sản lượng xi măng của mình thông qua việc mở nhà máy nghiền xi măng tại các nhà máy Rizal và Bulacan.
Theo giám đốc công ty xi măng Semen
Indonesia sẽ đạt 30 triệu tấn vào năm 2016 và lạc quan về họat động bán hàng sẽ được cải thiện trong quý IV năm 2015 cho đến năm 2016. Năm 2015 công suất thiết kế của công ty xi măng là 28,6 triệu tấn và sẽ tăng 5% trong năm 2016 lên 30 triệu tấn. Dự báo giá xi măng sẽ tăng.
Chính phủ
Lào đã tạm dừng xuất khẩu than để bảo vệ
ngành công nghiệp xi măng. Cả nước hiện có sáu nhà máy sản xuất xi măng, trong đó nhập khẩu một khối lượng lớn than giá cao.
Theo các nhà sản xuất xi măng trong nước:
giá bán xi măng sản xuất trong nước hiện nay đang cao hơn so với Thái Lan. Điều này đặt ra một thách thức đối với ngành công nghiệp xi măng khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Cộng đồng Kinh tế được thành lập trong năm 2015. Do đó Chính phủ đang hỗ trợ khai thác để đảm bảo cung cấp đủ than trong nước.
Nhà máy xi măng
Trung Quốc đầu tư ở Lào đã được khánh thành vào ngày 3/12/2015 tại tỉnh Khammouane, dự kiến sẽ phục vụ việc xây dựng các dự án đường sắt Trung Quốc-Lào trong cả nước.
Nhà máy xi măng Jixiang, với vốn đầu tư 120 triệu USD, là một hình thức BOT (xây dựng, vận hành và chuyển giao).
Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Năng lượng tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, cho biết tại buổi lễ rằng sẽ tiếp tục tiếp tục tham gia vào các dự án xây dựng hạ tầng của Lào. Công suất thiết kế của nhà máy là 1 triệu tấn/năm, chiếm 20% tổng năng lực sản xuất xi măng của Lào. Nhà máy sẽ tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng tại Lào và xây dựng đường sắt Trung Quốc-Lào.
Dự báo xu hướng thị trường
Tiêu thụ xi măng thế giới sẽ tăng 5%/năm tới 2017
Tiêu thụ xi măng thế giới dự báo sẽ tăng trên 5% mỗi năm từ nay tới 2017, đạt 4,8 tỷ tấn. Tốc độ tăng này chậm hơn so với giai đoạn 2007-2012. Tới năm 2025, tiêu thụ xi măng thế giới sẽ ở mức gần 5.901 triệu tấn vào năm 2025
Trong tổng số 2.589 triệu tấn xi măng tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lên trên toàn thế giới giai đoạn 2010- 2025, hơn 76% thuộc thị trường Châu Á với khối lượng tiêu thụ tăng khoảng 1.561 triệu tấn ở Đông Á, 285 triệu tấn ở Tây Nam Á và 139 triệu tấn ở Đông Nam Á. Trung Đông sẽ đạt kỷ lục về sức tiêu thụ tăng gần 150 trệu tấn, với công suất mở rộng khoảng 137 triệu tấn ở Châu Phi và 108 triệu tấn ở Nam và Trung Mỹ.
Tổng lượng tiêu thụ của 28 nước trong khối EU dự kiến sẽ tăng lên xấp xỉ 68,6 triệu tấn với 15 nước EU đóng góp 54,8 triệu tấn. Các quốc gia Châu Âu không thuộc khối EU sẽ góp 72 triệu tấn, trong khi các quốc gia ở Châu Đại dương được dự kiến tăng khoảng 4 triệu tấn. Tổng lượng tiêu thụ năm 2025 của Bắc Mỹ được dự kiến đạt mức 63 triệu tấn cao hơn mức đạt được trong năm 2010.
Việc mở rộng công suất dự kiến sẽ giảm xuống 20% trong giai đoạn 2015-2020 và giảm thêm xuống 16% trong giai đoạn 2020 và 2025.