>> Giải pháp chống thấm ngược từ sàn lên tường
>> Chống thấm trần nhà bê tông giúp giảm chi phí xây dựng
>> Kỹ thuật thi công lưới mắt cáo chống nứt tường
Lưới thủy tinh là dạng lưới không gợi sóng được dùng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng tại những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên. Nó được thiết kế cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua, do đó tạo thành hệ thống màng hiệu suất cao chịu đựng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động trên nó. Ứng dụng nhiều trong bọc phủ composite FRP chống thấm.
Đặc điểm của lưới sợi thủy tinh
Có thành phần hóa học ổn định, chống kiềm,ngăn axit ăn mòn, chịu nước, chịu sự ăn mòn bê tông và chịu được các chất ăn mòn khác. Có khả năng kết dính rất tốt. Do vậy hay được sử dụng để chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm sân thượng.
Có khả năng chịu cường lực tốt. Trọng lượng nhẹ
Kích thước bằng phẳng không bị biến dạng, có khả năng định vị tốt.
Chống lực xung kích tốt vì lưới có khả năng chịu lực và dẻo dai.
Chống nấm mốc, chống côn trùng.
Chống cháy, bảo ôn, cách âm và cách nhiệt.
Các vị trí nào cần sử dụng lưới thủy tinh?
Tại các công trình xây dựng, đặc biệt là các chủ đầu tư là người nước ngoài,… Điều quan trọng và được đặt lên hàng đầu là sự an toàn của người sử dụng và chất lượng công trình, kỹ thuật và tính thẩm mỹ họ vô cùng coi trọng. Sử dụng lưới thủy tinh gia cường như lớp vải gia cố trong nhiều trường hợp ứng dụng khác nhau như:
Thi công dịch vụ chống thấm bo góc bể bơi bằng Lưới Thủy Tinh. Sử dụng phương pháp chống thấm composite FRP trong chống thấm bể nước.
Sử dụng với tường có lắp đặt vật liệụ cách âm cách nhiệt.
Sử dụng gia cố bề mặt ngoài của tường để chống thấm tường.
Sử dụng gia cố bề mặt trong của tường.
Chống nứt mối cho tường thạch cao,….
Ngoài ra lưới thủy tinh còn được sử dụng để chống thấm, chống nứt, và bả tường, bo các góc chân tường chống thấm,… Chính vì vậy mà chất lượng và độ bền công trình được nâng lên rất cao và không dẫn đến tình trạng các tình trạng thấm hay nứt…
Các loại lưới thủy tinh thông dụng
Lưới thủy tinh chống thấm Sika: Lưới gia cường bằng sợi thủy tinh Sika Reemat Premium-120 làm lớp gia cường cho hệ thống màng chống thấm thi công lỏng. Các sợi thủy tinh trong lưới được sắp xếp theo các hướng ngẫu nhiên giúp tăng cường độ kéo của màng chống thấm lên mức cao nhất ở tất cả các hướng trong khi giữ nguyên khả năng đàn hồi cao của màng chống thấm.
Chỉ tiêu kỹ thuật: Sika Reemat Premium 120 gốc hóa học hỗn hợp sợi thủy tinh màu trắng; Kích thước: 1.38 x 200 m. Khối lượng trên đơn vị diện tích là 120 g/m2
Lưới thủy tinh gia cố chịu lực cao Flintkote FG4: Flintkote FG4 là dòng sản phẩm của thương hiệu Shell. Flintkote FG4 là vải lưới sợi thủy tinh dùng để gia cố cho hệ thống các lớp phủ asphalt, matít nhựa đường, nhũ tương nhựa đường và chống thấm, phủ và bọc bể chứa nước,…
Quy cách đóng gói Flintkote FG4: 1m x 100m/cuộn
Lưới thủy tinh gia cường Đài Loan: Là dạng lưới không gợi sóng được dùng như vật liệu tăng cường sức chịu lực. Ứng dụng kết hợp với chất chống thấm lỏng, dùng chống thấm đặc dụng những vị trí, những cấu trúc xây dựng có độ giao động thường xuyên. Nó được thiết kế cho phép chất chống thấm lỏng xuyên qua, do đó tạo thành hệ thống màng hiệu suất cao chịu đựng lực hai chiều giữa lớp trên và lớp đáy tác động trên nó.
Quy cách: Trọng lượng: 60-80 g/m2; Mắt lưới 3x3mm; Đóng gói cuộn: 1 x 50m.
Lưới thủy tinh gia cường Mapei: Mapenet 150 – sản phẩm lưới thủy tinh gia cường của hãng Mapei. Lưới Mapenet sợi thủy tinh rất bền kiềm, được sử dụng dùng gia cường khi thi công các sản phẩm có khả năng chống thấm, chống nứt và lớp phủ cách nhiệt,… phù hợp với hướng dẫn kỹ thuật số EATG 004.
Quy cách: Kích thước 4×4,5 mm; Trọng lượng 150 g/m²; Đóng gói 1 x 50 m.
Biện pháp thi công lưới thủy tinh
Bước 1: Tạo bề mặt thi công
Đối với những bề mặt cần thi công như chống thấm tường, vách, sàn nhà thì bạn cần làm sạch trước khi tiến hành công việc, hãy đảm bảo vị trí thi công cần được làm bằng, phẳng. Những vị trí nhấp nhô, gập ghềnh thì có thể đục tỉa sang bằng
Bước 2: Lót một lớp hồ mỏng
Sau khi đã chuẩn bị xong mặt bằng tiếp đến bạn cần trọn một lớp vữa xi măng rồi phủ lên bề mặt với độ dày tầm 3mm để che lấp phần nền gạch thô
Bước 3: Lót lưới thủy tinh
Sau khi hoàn thành việc cán vữa tiếp đến bạn trải tấm lưới thủy tinh theo chiều từ trên xuống dưới, trước đó bạn cần phải đo đạt kích thước phù hợp để cho tấm lưới được vừa vặn. Lưu ý tấm lưới được chồng mí lên nhau ít nhất là 5 cm
Bước 4: Cán vữa hoàn thiện
Bước cuối cùng là bạn cần cán một lớp vừa hoàn thiện, bước này nếu bạn là thợ hồ sẻ không quá khó khăn cho bạn, tuy nhiên quá trình thi công hạn chế sử dụng hồ ướt gây ra hiện tượng sủi bột khí hay nứt
VLXD.org (TH/ Phuongnamcons)