Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện tường, trần

Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của sơn nước

01/10/2016 - 05:08 CH

Sơn nước được coi là bước cuối cùng để hoàn thiện vẻ đẹp và nâng cao tuổi thọ công trình xây dựng. Vì vậy, bất kể là dùng trong nhà hay ngoài trời, người dùng cũng cần lưu ý đến chất lượng của sơn nhằm đảm bảo hiệu quả nhất.
Nhưng chất lượng của sơn do những yếu tố nào quyết định? Giá sơn nước có ảnh hưởng tới chất lượng của sơn nước không? Làm thế nào để chọn được loại sơn nước đảm bảo chất lượng?

1. Thành phần cấu tạo của sơn nước

Sơn nước có rất nhiều loại, được sản xuất với nhiều công nghệ khác nhau, tuy nhiên trong thành phần cấu tạo đều bao gồm chất kết dính (chất tạo màng), chất tạo màu, chất độn và dung môi.

Chất kết dính: Còn gọi là chất tạo màng, là thành phần cơ bản nhất của sơn nước, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và tuổi thọ của sơn. Chất kết dính chủ yếu được làm từ keo và dầu tổng hợp nên có độ quánh và độ cứng cao.

Chất tạo màu và chất độn: Có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ được nghiền mịn. Những chất này không tan được trong nước, nhờ đó cải thiện được tính chất và tăng cường tuổi thọ cho sơn nước.

Dung môi: Có tác dụng tạo độ loãng cho sơn trong việc qua chế, giúp sơn đạt nồng độ theo yêu cầu. Dung môi thường là dầu thông, than đá, spirit trắng, etxăng… Ngược lại, nếu muốn sơn nhanh khô thì người ta thường dùng vecni hoặc dung dịch muối chì trong axit naftalen.


Quá trình tiến hành sơn bề mặt tường cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và tay nghề cao của người thi công - Ảnh minh họa

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của sơn nước

Ngoài màu sắc, chất lượng cũng được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu khi lựa chọn và sử dụng sơn nước. Chất lượng sơn không chỉ phụ thuộc vào thương hiệu, giá cả mà còn đến từ quy trình thi công và điều kiện sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo bề mặt tường bền đẹp, người dùng cần thực hiện những yêu cầu sau:

Chọn sản phẩm sơn nước theo sự tư vấn của chuyên gia xây dựng và nhà sản xuất bởi có thể loại sơn đó tốt nhưng không thích hợp với công trình hay điều kiện sử dụng nhất định, khi đó vẫn dẫn đến hiện tượng bong tróc, nấm mốc.

Xử lý bề mặt trước khi thực hiện thao tác sơn, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến hai tiêu chí sạch và khô. Tường sạch sẽ giúp cho lớp sơn bám dính tốt hơn, đồng thời tạo ra được sự nhẵn mịn và sáng bóng. Tường khô sẽ giúp sơn mau đóng rắn, không bị ố vàng hay thấm nước.

Quá trình tiến hành sơn cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và tay nghề cao của người thi công. Nếu vội vàng, hấp tấp hoặc bỏ qua những công đoạn cần thiết thì có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng của công trình.

Có chế độ chăm sóc và bảo dưỡng sau khi sơn hợp lý. Bề mặt tường cần phải được che chắn và ít nhất là sau 5 - 7 ngày mới đưa vào sử dụng. Lượng sơn còn dư thừa thì cần đậy nắp kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, đặc biệt cần tránh xa tầm tay của trẻ em.

Theo Bất động sản
 

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng