Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD hoàn thiện tường, trần

Chọn gạch phù hợp giúp tăng khả năng chống thấm cho tường nhà

11/10/2022 - 03:11 CH

Khi xây tường nhà cần chọn loại gạch phù hợp từng khu vực, vị trí, nên kết hợp các hàng gạch lỗ và gạch đặc để tăng khả năng chống thấm cho tường. Nếu dự định treo đồ vật nặng, gia chủ cần tính toán chính xác để xây gạch đặc ở các vị trí đó.
>> Kinh nghiệm lựa chọn gạch xây chất lượng
>> Lý do nên sử dụng gạch block để xây nhà
>> Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây dựng khi làm nhà
 

Khi xây tường nhà cần kết hợp các hàng gạch lỗ và gạch đặc để tăng khả năng chống thấm cho tường.

Việc xác định mục đích xây tường sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tính toán chi phí và lựa chọn loại gạch phù hợp, qua đó hạn chế tình trạng tường nhà thấm, nứt vỡ vì chọn sai loại gạch xây.

Bất cứ ai khi chuẩn bị xây nhà đều mong muốn có được một ngôi nhà bền đẹp với công năng sử dụng được tối ưu. Do đó, việc lựa chọn loại gạch xây tường nào bền đẹp nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Các loại gạch xây nhà trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay được đánh giá là đa dạng, phù hợp với nhiều nhu cầu, ứng dụng khác nhau trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trong đó, gạch đặc và gạch lỗ đều là những vật liệu thiết yếu dùng trong thi công các công trình dân dụng hiện nay.

Hệ quả của việc chọn sai loại gạch xây nhà

Khi chọn gạch xây tường, nhiều gia đình thường đắn đo giữa gạch lỗ và gạch đặc. Gạch lỗ chịu lực kém hơn nhưng giá lại rẻ hơn gạch đặc nên được nhiều gia đình lựa chọn để xây nhà nhờ tiết kiệm chi phí xây dựng.

Cụ thể, gạch lỗ có giá bán rẻ hơn khoảng 200-300 đồng một viên so với gạch đặc. Nếu tính trên diện tích tường lớn, gia chủ có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Ngoài ra, gạch lỗ có trọng lượng nhẹ, việc vận chuyển tới công trình và lên tầng dễ dàng. Gạch cũng có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

Tuy nhiên, loại gạch lỗ đất nung cũng có một số nhược điểm mà mọi người cần cân nhắc khi lựa chọn. Loại gạch này có khả năng chịu lực kém, dễ bị vỡ vụn khi khoan, đục đẽo.

Sử dụng gạch lỗ để xây tường thường gặp phải một số rắc rối trong việc treo lắp tivi, tủ bếp, khoan chỗ treo tranh trang trí. Khi thợ treo đồ, tường liên tục bị nứt vỡ do khoan vào phần rỗng của gạch.

Bên cạnh tình trạng dễ bị nứt vỡ khi khoan, đục đẽo, sử dụng gạch lỗ xây nhà còn xuất hiện tình trạng thấm loang lổ sau một thời gian sử dụng.

Do đó, khi xây tường nhà cần kết hợp các hàng gạch lỗ và gạch đặc để tăng khả năng chống thấm cho tường. Nếu dự định treo đồ vật nặng, gia chủ cần tính toán chính xác để xây gạch đặc ở các vị trí đó.

Ưu, nhược điểm của các loại gạch xây dựng

Gạch dùng để xây nhà thường được sử dụng nhất hiện nay là gạch đất nung được làm từ nguyên liệu chính là đất sét. Gạch có màu đỏ sẫm và thường có những đặc tính như chịu lực tốt, nhẹ và chống thấm tương đối.

Để xây nhà, mọi người có thể lựa chọn gạch đặc hay gạch thông tâm (gạch 2 lỗ) và gạch rỗng 6 lỗ. Mỗi loại gạch lại có những đặc tính, ưu và nhược điểm khác nhau để xây dựng phù hợp với những vị trí khác nhau.

Gạch đặc

Gạch đặc được sản xuất theo khối hình chữ nhật hoặc vuông, kết cấu nặng, không có lỗ thoát khí và được nhiều gia đình sử dụng trong xây dựng và thi công nhà cửa.

Loại gạch này có kết cấu nặng, chịu lực khá tốt trong xây dựng tường, giúp tường dày và khó vỡ vụn. Ngoài ra, gạch đặc cò có khả năng chống thấm cao vì kết cấu đặc thù hoàn toàn đặc ruột bên trong, giúp phần tường được xây bằng gạch đặc khó bị thấm nước vào bên trong, tránh những trường hợp loang lổ mất thẩm mỹ của ngôi nhà.

Tuy nhiên, loại gạch này cũng có những nhược điểm như khả năng cách nhiệt và cách âm khá kém. Gạch đặc thường có giá cao gấp 2 đến 3 lần gạch lỗ, trọng lượng khá nặng, gây khó khăn trong việc vận chuyển, di chuyển và trong quá trình xây dựng.

Gạch lỗ

Khác với dòng gạch đặc, gạch lỗ là loại gạch nung được sản xuất với nhiều khoảng trống bên trong. Loại gạch xây này có kết cấu khá nhẹ nên được khá nhiều người ưa chuộng và dùng phổ biến khi xây tường công trình.

Cụ thể, ưu điểm của gạch lỗ là có giá thành khá rẻ, giúp cho người xây nhà tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể. Mặc khác, gạch lỗ khá nhẹ, dễ dàng trong việc di chuyển, thời gian thi công nhanh chóng và thuận tiện nhất là khi xây dựng tường trên cao.

Tuy nhiên, gạch lỗ cũng có những nhược điểm riêng dẫn đến ảnh hưởng chất lượng tường xây dựng như gạch có khả năng chịu lực kém, dễ bị vụn vỡ khi khoan đục để thi công nội thất trên tường.

Ngoài ra, gạch lỗ có khả năng chống thấm khá kém, nếu sử dụng để xây tường sẽ khiến cho tường dễ bị ẩm và mốc gây ra vết loang lổ trên mặt sơn tường.

Việc xây nhà nên dùng gạch đặc hay gạch lỗ sẽ tùy thuộc vào từng công trình và vị trí thi công. Đối với gạch lỗ, bạn có thể sử dụng chúng với mục đích tạo thành những bức tường ngăn vách đơn thuần. Với bức tường này, không nên thi công các loại nội thất treo tường tránh cho việc tường bị vụn vỡ.

Còn đối với gạch đặc, có thể thi công tại các vị trí đòi hỏi có kết cấu vững chắc và khả năng chống ẩm cao. Những khu vực có tác động cơ học mạnh như việc thi công nội thất là sự lựa chọn không thể phù hợp hơn.

Nên xây tường 10 hay tường 20 khi làm nhà?

Trong thi công, hiện nay có nhiều loại tường gạch khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là tường 10 và tường 20. Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau nên cần dựa theo địa thế đất, đặc điểm khí hậu cũng như nhu cầu, khả năng tài chính để lựa chọn loại tường xây phù hợp.

Tường 10 hay còn gọi là tường đơn, tường con kiến, được xây bằng một lớp gạch ống 4 lỗ có độ dày 8cm. Phần tô trát tường mỗi bên 1,5cm nên có độ dày 11cm.

Ưu điểm của tường 10 là khả năng thoát nhiệt nhanh, không tốn kém nhiều vật tư xây dựng, giúp tiết kiệm diện tích cho công trình và thời gian thi công nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của loại tường này là khả năng chống nóng, chống ồn kém, có thể bị thấm nước chân tường và rạn nứt, xuống cấp nhanh.

Còn đối với tường 20, loại tường xây này còn được biết đến với tên gọi khác là tường đôi, tường 22, tường 2 gạch. Tường 20 có bề dày bằng bề dày 2 viên gạch, thường được sử dụng để làm tường chịu lực cho nhà không có kết cấu khung bê tông cốt thép, hoặc có thể sử dụng kết hợp với tường 10 làm tường bao che đối với nhà khung.

Nhờ có độ dày lớn nên ưu điểm của tường 20 là khả năng chống nóng, chống ẩm và chống ồn hiệu quả. Tuy nhiên, với việc xây 2 lớp gạch nên loại tường này phát sinh nhiều chi phí nguyên vật liệu, thời gian thi công lâu và khiến diện tích chung của căn nhà bị thu hẹp đáng kể.

Trên thực tế, nếu muốn xây dựng biệt thự, nhà không liền kề, sát vách thì nên xây tường 20 để tối ưu hóa khả năng chống nóng, chống ẩm và chống ồn.

Khi xây nhà phố liền kề, mọi người nên kết hợp cả hai loại tường. Theo đó, nên xây tường 10 cho phần tường ngăn phòng, tường bao quanh và tường liền với các nhà kế bên để giảm bớt tải trọng xuống nền móng nhà, từ đó giảm chi phí một cách hiệu quả.

Trong trường hợp sử dụng loại bê tông tốt, cốt thép chắc chắn, xử lý chống thấm tốt thì vẫn có thể sử dụng tường 10 cho bất cứ vị trí nào.

VLXD.org (TH/ Cafeland)

Thương hiệu vật liệu xây dựng