Lưu ý khi thiết kế trần thạch cao phòng khách liền bếp
- Lựa chọn kiểu thiết kế: Đa số các mẫu trần thạch cao phòng khách liền phòng bếp được thiết kế theo dạng phẳng, tạo sự đồng nhất trong tổng thể. Tuy nhiên, bạn cũng có thể kết hợp các kiểu trần giật cấp để tạo điểm nhấn cho không gian.
- Cần đồng bộ phong cách trần và không gian: Tùy phong cách thiết kế của không gian nội thất hiện đại, cổ điển hay tân cổ điển để lựa chọn mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp cho phù hợp.
- Về màu sắc của trần nhà cũng cần hài hòa với thiết kế chung của căn nhà. Bạn nên chọn những gam màu nhẹ nhàng, tươi sáng như trắng sữa, hồng nhạt, vàng nhạt, xanh lam,... giúp không gian thông thoáng, rộng rãi hơn.
- Kết hợp hài hòa với các đồ nội thất gắn trần như hệ thống đèn chiếu sáng, quạt,…
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp đẹp
Trần thạch cao giật cấp với nhiều hình khối giật cấp vừa giúp phân cách không gian vừa tạo được những điểm nhấn ấn tượng. Bạn có thể sử dụng kiểu trần giật cấp sâu ở phòng khách còn phòng bếp thì nhẹ hơn.
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp đơn giản mang đến sự hiện đại, thông thoáng cho không gian.
Nhà ống với mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp tạo sự kết hợp hài hòa với màu sắc đồ nội thất, cho không gian tinh tế, hiện đại
Để tạo nên sự định hình của không gian với tạo hình trần thạch cao phẳng cho thiết kế trần thạch cao phòng khách liền bếp chung cư bạn có thể chọn cách đánh dấu bằng hệ thống ánh sáng như bố trí hệ thống đèn LED khác nhau, sử dụng đèn chùm hay sử dụng phào chỉ riêng biệt,…
Mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp cho căn hộ chung cư có diện tích hạn chế.
Bạn cũng có thể kết hợp trần thạch cao phẳng và giật cấp khi thiết kế trần thạch cao phòng khách liền bếp. Khi đó, để làm nổi bật được đặc điểm chức năng của từng phòng, bạn nên sử dụng trần thạch cao giật cấp cho không gian phòng khách và trần thạch cao phẳng ở phòng bếp.
VLXD.org (TH/ CafeLand)