Các bộ phận của móng nhà thông thường
1. Móng băng
Móng băng là loại móng nhà có phần đế móng và dầm sườn móng chạy dài đỡ qua 2 hay nhiều cột. Chịu lực tác động từ nhiều cột truyền xuống tạo thành hệ băng móng cứng cáp. Móng băng có 2 loại chính là móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.
Loại móng băng 1 phương
Móng băng 1 phương thì phần đế móng chịu lực tác động từ 2 hay nhiều cột trên 1 phương cố định, thường là phương ngang nhà.
Lọai móng băng 1 phương
Loại móng băng 1 phương thường được sử dụng cho các ngôi nhà có chiều rộng nhỏ. Các ngôi nhà phố với nền đất tốt hoặc cũng có thể phù hợp với các ngôi nhà biệt thự 1 – 2 tầng với nền đất rất tốt.
Loại móng băng 2 phương (móng băng giao thoa)
Móng băng 2 phương là loại móng được thiết kế theo cả 2 phương ngang và phương dọc nhà. Khi tính toán móng băng, nếu trường hợp móng băng một phương không đủ để chịu lực kết cấu hoặc kích thước móng quá lớn gây xuyên thủng đài móng. Thì phương án lựa chọn loại móng băng hai phương sẽ là phương án phù hợp.
Móng băng 2 phương
Móng băng 2 phương bao gồm hai dải băng móng liên tục giao thoa, tạo ra một cơ sở vững chắc và cân bằng để có thể truyền tải trọng đều lực xuống nền đất. Loại hình móng băng hai phương phổ biến trong các kết cấu chịu lực cao.
Móng băng phổ biến trong xây dựng công trình dân dụng
Chiều rộng của móng phụ thuộc vào khả năng chịu lực an toàn của đất. Chiều dày của móng phụ thuộc vào cường độ của vật liệu làm móng. Móng băng phù hợp tải trọng công trình được phân bố đều dọc theo chiều dài của ngôi nhà.
2. Móng đơn (móng cốc)
Móng đơn là loại móng bê tông cốt thép với 1 đế móng chịu lực cho một cây cột duy nhất. Móng đơn được sử dụng chủ yếu cho các ngôi nhà thấp tầng, nhà cấp 4, hoặc nhà 2 – 3 tầng nhưng có nền đất cứng cáp, chắc chắn. Diện tích của móng đơn phụ thuộc vào tải trọng ngôi nhà và khả năng chịu lực, độ cứng của nền đất.
Móng đơn cho nhà thấp tầng, nhà cấp 4
Móng đơn được ưu tiên khi độ sâu của hố đào không quá vài mét so với mặt đất. Chúng thường có hình dạng một tấm bê tông cô lập hình vuông hoặc hình chữ nhật để truyền tải trọng tập trung.
Móng đơn cho ngôi nhà có tải trọng nhỏ và nền đất tốt
Trong các loại móng nhà dân dụng phổ biến, móng đơn (móng cốc) là đơn giản và ít tốn kém chi phí nhất. Móng đơn được sử dụng kết hợp với dầm móng và đà kiềng. Các dầm đà kiềng được sử dụng để hỗ trợ các bức tường xây và khống chế chuyển vị ngang cho móng.
3. Móng bè
Móng bè là một tấm bê tông cốt thép liên tục, thường có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích của ngôi nhà. Móng có tác dụng hỗ trợ tường hoặc cột chịu tải nhẹ và làm nền cho tầng trệt. Từ bè được sử dụng với nghĩa là tấm bê tông nằm trên bề mặt đất như một chiếc bè. Móng bè là phương án dùng cho các ngôi nhà nằm trên nền đất yếu. Cần phải được tính toán kỹ lưỡng tránh việc ngôi nhà bị trượt ngang.
Móng bè như một tấm bê tông liên tục
4. Móng cọc
Móng cọc là hệ móng có cọc được đóng hoặc đúc xuống nền đất tốt. Chức năng chính của cọc là truyền tải trọng xuống các tầng thấp hơn của mặt đất bằng sự kết hợp của ma sát dọc theo mặt của cọc và chống xuống nền đất tốt. Trong các loại móng nhà phổ biến, thì móng cọc được đánh giá là an toàn và đảm bảo nhất.
Thi công móng cọc cần máy móc hiện đại
Hệ thống móng cọc bao gồm cọc chịu lực hoặc cọc ma sát, mũ cọc, dầm giằng để truyền tải trọng của công trình xuống địa tầng chịu lực phù hợp. Các cọc thường được đóng thành từng cụm gồm hai hoặc nhiều hơn.
Thi công móng cọc
Mũi cọc tham gia vào cụm cọc để có thể phân bố tải trọng từ cột hoặc dầm panh đều giữa các cọc. Việc thi công móng cọc cần có máy móc chuyên dụng nâng cọc vào vị trí và đóng cọc xuống đất.
Kết cấu móng cọc hoàn chỉnh
VLXD.org (TH/ Xaydunglacviet)