Bê tông hiện đại được hình thành từ cát, xi măng… và một số vật liệu khác. Trong khi đó, theo kỹ thuật xây dựng cổ đại, bê tông của người La Mã không cần cát mà thay vào đó, vật liệu chủ chốt là tro núi lửa. Hỗn hợp bê tông này bao gồm thạch cao, đá vôi nghiền, tro núi lửa trong đó chất kết dính là đá núi lửa.
Những công trình của người La Mã vẫn đứng vững sau 2000 năm - Ảnh: ROMANFORUM
Mới đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng loại
bê tông này càng để lâu dưới biển càng chắc hơn. Lý do là vì trong đá núi lửa có một loại khoáng chất silic có tên phillipsite bao gồm nhiều phân tử nhôm trong đó. Khi được ngâm trong nước biển, xảy ra phản ứng kiềm trong hợp chất này khiến khối bê tông chắc và tăng khả năng chịu lực.
Tạp chí Nature dẫn lời Nele De Belie, kỹ sư vật liệu tại Đại học Ghent, Bỉ rằng những người làm bê tông hiện đại hãy học tập từ công nghệ cách đây 2.000 năm của người La Mã.
Bà Belie và các cộng sự đã dùng một số chất liệu như tro bụi sản sinh trong quá trình đốt than đá, để giúp bê tông tăng khả năng chịu lực. Tro bụi được cho là tương đồng với tro núi lửa có trong bê tông của người La Mã.
Trong khi đó, Marie Jackson, nhà địa chất học tại Đại học Utah tại thành phố Salt Lake, Mỹ đang cố tái tạo bê tông của người La Mã. Bà cũng là cố vấn cho một công ty xi măng tại Nevada dùng tro núi lửa để tạo ra bê tông.
Bà Jackson nói: "Tôi không dám cam đoan loại bê tông này thích hợp cho tất cả mọi công trình. Nhưng với những công trình như đê chắn biển, chúng ta có thể trộn đá vôi với tro núi lửa tạo thành bê tông như người La Mã đã làm. Có lẽ bằng cách nghiên cứu vì sao tro từ các đợt phun trào núi lửa kết tinh thành đá chịu lực, họ đã làm ra loại bê tông này".
VLXD.org (TH/Tuổi trẻ)
Ý kiến của bạn