Bê tông trang trí - Sản phẩm công nghệ caoBê tông trang trí là một trong những sản phẩm công nghệ cao trong ngành xây dựng. Sản phẩm thay thế gạch truyền thống trước đây, ưu điểm lớn nhất là giảm sự môi trường do sản xuất
gạch và giảm kinh phí sản xuất (nguyên liệu nung gạch, tráng men, ủ nhiệt độ…) mà tiêu chuẩn đạt được không thua kém gạch truyền thống.
Bê tông trang trí đã được sản xuất đầu tiên vào thế kỉ 19 (năm 1915) tại Mỹ có tên ban đầu là “bê tông tem” hay “bê tông đóng dấu”. Người đầu tiên sản xuất ra loại bê tông này là Brad Bowman ở Carmel – California (Mỹ). Ông đã in dấu mẫu gạch bằng lưới gỗ lên trên bề mặt bê tông nền. Sau đó, ông đã phát triển tem nền bằng tấm kim loại và cuối cùng là khuôn đúc nhôm. Đến năm 1970, nhà sáng chế Brad Bowman đã chuyển giao công nghệ cho tập đoàn Bomanite lấy tên là bê tông trang trí và sản xuất hàng loạt tại Hoa Kỳ. Ngoài Brad Bowman đã có công đóng góp rất lớn vào ngành công nghiệp bê tông trang trí thế giới còn có Mike Archambault (Pari- Pháp), Clark Branum và Joe Nasvik (Mỹ).
Mike Archambault đã đóng góp vai trò quan trọng trong ngành bê tông trang trí và chuyển giao các kỹ thuật sản xuất từ Mỹ sang Châu Âu, Châu Phi, và Châu Á.
Clark Branum đã đưa dự án bê tông trang trí của mình đến với các công trình nổi tiếng thế giới như Disneyland Hồng Kông và Venetian Ma Cao – Trung Quốc.
Joe Nasvik là người tiên phong trong việc xử lý bề mặt, đóng dấu bề mặt bê tông từ nhỏ sang lớn và đưa phụ gia siêu dẻo vào trong bê tông trang trí.
Với những thành tích nổi bật của mình, cả 4 cá nhân trên đã được ngành công nghiệp bê tông trang trí thê giới tôn vinh tại hội chợ triển lãm vào tháng 02 năm 2012 ở San Antonio Texas với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Ngày nay, ở các nước phát triển khác như Anh, Đức, Italia, Hà Lan, Tây Ban Nha,…, bê tông trang trí được sử dụng khá phổ biến trong các công trình xây dựng và kiến trúc, đặc biệt là các bộ phận công trình dùng để trang trí bề mặt ngoài như: facad, sảnh toà nhà, bề mặt quán bar, mặt cầu thang, các chi tiết uốn lượn (bể bơi, dòng sông lười), vỉa hè, nền đường…
Ưu điểm của bê tông trang trí:- Thi công nhanh chóng;
- Thân thiện môi trường;
- Dễ dàng bảo quản;
- Độ bền và chịu đựng mài mòn cao;
- Tiết kiệm kinh phí và đầu tư lâu dài;
- Thích hợp mọi kích cỡ công trình;
- Giảm tối đa chi phí bảo dưỡng, bảo trì;
- Làm tăng giá trị cho công trình.
Khác với nền bê tông truyền thống với một màu xi măng tẻ nhạt, bê tông trang trí đã cho ra đời một sàn bê tông với đa dạng màu sắc, mẫu mã, hoa văn và đã tạo nên một diện mạo mới cho các sàn bê tông. Sàn này được đổ, tạo màu và hoa văn tại chỗ ngay khi nền bê tông đang ướt. Điều đó đã kết hợp được các ưu điểm của bê tông cộng thêm các mẫu hoa văn đã tạo nên sự khác biệt của dòng sản phẩm này.
Hiện nay, bê tông trang trí phù hợp với hầu hết các thiết kế và công trình xâydựng từ sàn trong nhà cũng như các đường dạo, sân, đường cho ô tô… Với hoa văn của đá tự nhiên, của nền gạch cổ… các sản phẩm bê tông trang trí tạo ra một phong cách riêng độc đáo cho từng công trình.
Thành phần cấu tạo của bê tông trang trí •
Xi măng trắng: Xi măng dùng để trang trí là xi măng trắng Thái Bình PCw40 đáp ứng yêu cầu của TCVN 5691: 2000.
•
Phụ gia khoáng hoạt tính
• Cốt liệu
. Cốt liệu lớn (Đá dăm): Cường độ cốt liệu không nhỏ hơn 1,2 lần cường độ bê tông, không có hạt mềm yếu. Không dùng sỏi làm giảm bám dính cốt liệu với hồ xi măng. Kích thước lớn nhất của cốt liệu Dcàng nhỏ càng dễ cho cường độ bê tông cao hơn. Nên dùng đá dăm có Dmax= (5/10) mm để cho bê tông có mác lớn hơn 60 MPa. Lượng hạt thoi dẹt của cốt liệu ảnh hưởng rất lớn đến lượng nước là cường độ. Vì vậy cần khống chế lượng hạt này nhỏ hơn 10%.
. Cốt liệu nhỏ (Cát vàng): Hình dáng và thành phần cỡ hạt ảnh hưởng nhiều đến lượng dùng nước trong bê tông. Cát có môđun Mdl = 2 dễ gây tính dính bết trong bê tông và làm tăng lượng nước sử dụng, do đó cần khống chế lượng hạt < 0,14 mm sẽ làm giảm lượng nước trộn bê tông.
• Nước: sử dụng là nước sạch sinh hoạt thoả mãn TCVN 4506 - 2012
• Phụ gia siêu dẻo:Glenium ACE 388 có màu đỏ nâu; tỷ trọng: 1.019 (g/cm3); pH: 6.6.
• Bột màu đỏ sắt.
• Ôxytcrôm - màu xanh lá cây
Các yêu cầu kỹ thuật của bê tông trang trí:
• Yêu cầu về công nghệ thi công: Độ chảy cao (SN = 18 – 20 cm); thời gian
thi công nhanh; dễ tạo hình và tạo ganh bề mặt; tốc độ phát triển cường
độ nhanh; bám dính với nền tốt (không bị bóc tách thành 1 khối); không
co mềm, rạn nứt do co mềm.
• Yêu cầu về tính chất sử dụng: Màu trắng; bề mặt nhẵn bóng, lì mặt (không
bị rỗ bọt) (cường độ cao, tỷ lệ N/X thấp, tính công tác tốt); chống mài
mòn tốt (cường độ và độ cứng bề mặt cao); không nứt rạn sau khi thi
công và sau thời gian sử dụng (co ngót thấp); bền màu trong điều kiện
ánh sáng và môi trường kiềm (PH thấp); sử dụng ít bột màu (tông mầu
sáng, trắng); cường độ cao (60Mpa).
Một số điểm cần chú ý khi thi công bê tông trang trí:- Bê tông trang trí dùng để đổ sàn, bề dày (5/10) mm.
- Thời gian thi công một mẻ trộn 45 phút, dùng đầm máy, nhiệt độ môi thường 30 độ C.
- Bê tông trang trí đổ với chiều dày mỏng và muốn tạo được ganh, vân trên bề mặt bê tông cần phải sử dụng hỗn hợp bê tông có độ sụt cao. Do đó, cốt liệu lớn sử dụng có Dmax = 10 mm và cốt liệu nhỏ có ML < 2 ( phải khống chế hạt < 0,14).
- Để bê tông có thể trang trí (nhẵn, bóng) và dễ xoa thì hệ số dư vữa phải chọn cao hơn so với bê tông thường.
- Bê tông trang trí có thể sử dụng nhiều loại phụ gia khoáng khác nhau. Tuy nhiên để tôn lên vẻ sáng bóng của màu sắc cho bê tông thì cần sử dụng phụ gia khoáng MK màu trắng.
- Khi sử dụng MK vào trong bê tông sẽ cải thiện được tất cả các tính chất của HHBT và BT như tổn thất độ sụt theo thời gian, co mềm, co cứng và cường độ nén, uốn