Thành phần hạt có kích thước lớn hơn chiều dày màng nhựa thì có tác dụng lắp đầy lỗ rỗng trong bê tông nhựa, làm tăng khối lượng riêng và độ nén chặt của bê tông nhựa. Bột khoáng cần phải khô, xốp khi trộn với bitum không được vón cục, có khả năng hút bitum tốt và phải thỏa mãn các chỉ tiêu cơ lý được qui định trong các tiêu chuẩn tương ứng (chỉ số dẻo, độ hút nhựa, …). Đối với các cấp đường siêu trường, siêu trọng, đường cao tốc, đường cảng hoặc trong trường hợp độ bám dính giữa đá và nhựa không đảm bảo thì cần phải dùng bột khoáng được nghiền từ đá cacbonate (đá vôi, đá dolomite, bột vôi). Khi xây dựng các cấp đường với trọng tải thấp, đường nội thành, nông thôn có thể dùng bột khoáng có nguồn gốc từ đá xay, bột thu hồi baghouse. Bên cạnh đó
xi măng, tro bay, bột đá hoa, bột xỉ lò cao,… cũng được dùng để chế tạo
bê tông nhựa.
Bột vôi (Ca(OH)2) – bột khoáng tốt nhất cho bê tông nhựa
Tuy nhiên, tính ưu việt của mỗi loại bột khoáng chỉ được thể hiện khi chúng ra dùng với hàm lượng thích hợp. Việc sử dụng bột khoáng với hàm lượng quá cao không chỉ không mang lại tác dụng tốt mà ngược lại còn phá hoại cấu trúc và giảm các tính chất cơ lý của
bê tông nhựa, ví dụ như nhựa quá cứng dẫn đến bê tông nhựa dễ nứt nẻ, giảm chiều dày màng nhựa bao quanh cốt liệu lớn dẫn đến bê tông nhựa dễ bong tróc, độ ổn định giảm, v.v.
Trạm trộn bê tông nhựa nóng Để tạo ra một sản phẩm
bê tông nhựa chất lượng cao, ngoài việc chọn lựa cấp phối, cấp nhựa thích hợp, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu bột khoáng đa dạng và kiểm soát chất lượng ở mức độ tối đa theo các tiêu chuẩn hiện hành.
VLXD.org (TH)