Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

VLXD kết cấu

Cấu tạo và phân loại móng đơn, móng cốc

19/07/2021 - 02:53 CH

Trước khi xây dựng nhà thì việc tìm hiểu kiến thức liên quan đến nền móng nói chung mà móng đơn/móng cốc là điều rất cần thiết. Với các kỹ sư hoặc những người làm việc trong ngành xây dựng chắc hẳn sẽ không còn xa lạ. Tuy nhiên với những người không có chuyên môn thì vẫn còn là thông tin mơ hồ. Đừng bỏ qua bất kì những nội dung nào dưới đây để có thể hiểu rõ về cấu tạo và phân loại của móng đơn,móng cốc trong xây dựng.
1. Khái niệm về móng đơn, móng cốc


Trước khi tìm hiểu chi tiết về bất cứ điều gì, thông tin cơ bản nhất mà mỗi người cần nắm chắc đó chính là khái niệm.

1.1. Móng đơn là gì?


Móng đơn là móng nông được sử dụng để chống đỡ một cột hoặc cụm các cột đứng sát nhau. Chúng chịu tải trọng và chống đỡ công trình nhà ở, trụ cột điện, mố trụ cầu… Loại móng này nằm riêng lẻ, có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình  tròn. Đây là loại móng dễ thi công và, rẻ tiền nhất. Vì vậy nó giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí khi  xây dựng công trình.

1.2. Móng cốc là gì?


Trên thực tế, móng cốc cũng chính là móng đơn. xây dựng công trình. Tác dụng chịu lực của móng cốc, móng đơn sẽ phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và mác bê tông (nếu móng làm bằng BTCT). Sử dụng loại móng này áp dụng cho các công trình có tải trọng nhẹ như: nhà ở dưới 3 tầng, nhà kho, nhà xưởng nhỏ… và đất nền khu vực xây dựng móng cũng phải có độ cứng và tính ổn định cao.

Ngoài ra móng đơn cũng có tên gọi khác nữa là: móng độc lập, móng trụ, móng trụ… Các tên gọi này thường ít phổ biến hơn nên phần sau của bài viết chúng tôi sẽ sử dụng chủ yếu khái niệm “móng đơn”.

2. Cấu tạo móng đơn

Móng đơn có cấu tạo rất đơn giản. Nếu làm bằng gạch thì gồm các lớp gạch xếp chồng lên nhau. Còn nếu móng đổ bê tông cốt thép thì sẽ gồm các phần sau đây:


- Lớp bê tông lót móng: thường dày 100mm. Cấu thành từ bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ và vữa xi măng mác 50 - 100. Phần này có nhiệm vụ làm sạch, làm phẳng hố móng, chống mất nước xi măng và còn là ván khuôn để đổ bê tông móng.

- Phần móng (bản móng): thường có đáy hình chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải và được tính toán kích thước phù hợp với từng loại công trình.

- Cổ móng: có kích thước lớn hơn phần cột ở trên mỗi chiều khoảng 25mm. Phần này có tác dụng truyền lực, tải trọng từ cột xuống đáy móng.

- Giằng móng: có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng trong công trình. Khi giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm của móng thì phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.

* Chú ý:

- Độ chôn sâu móng (h) so với mặt đất tự nhiên luôn phải đảm bảo lớn hơn 1m.

- Với nền đất yếu thì không sử dụng kết cấu móng đơn. Nếu vẫn muốn sử dụng móng đơn thì cần tính toán kĩ về kết cấu và nền đất cần gia cố thêm bằng cọc tre.

3. Phân loại móng đơn

Có nhiều cách khác nhau để người ta có thể phân loại móng cốc (móng đơn). Theo các tài liệu nghiên cứu, chúng tôi tổng hợp lại có 3 cách phân loại chính sau đây:

3.1. Dựa vào đặc điểm của tải trọng

Theo cách này người ta chia móng đơn thành các loại:

- Móng chịu tải trọng đúng tâm.

- Móng chịu tải trọng lệch tâm.

- Móng các công trình cao (tháp nước, bể chứa, ống khói…).

- Móng chịu lực ngang lớn (tường chắn, đập nước…).

- Móng chịu tải trọng thẳng đứng, moment nhỏ.

3.2. Dựa vào độ cứng của móng đơn


- Móng tuyệt đối cứng: là móng có độ cứng rất lớn (xem như bằng vô cùng) và độ biến dạng rất thấp (xem như gần bằng 0). Thuộc loại này có móng gạch, đá, bê tông.

- Móng mềm: Móng có khả năng  biến  dạng  cùng  cấp  với  đất  nền  (biến  dạng lớn, chịu uốn nhiều), móng BTCT có tỷ lệ cạnh dài/ngắn > 8 thuộc loại móng mềm.

- Móng cứng hữu hạn: Móng bê tông cốt thép có tỷ lệ cạnh dài/cạnh ngắn ≤ 8.

3.3. Dựa vào cách thức chế tạo

- Móng toàn khối: Móng được làm bằng các vật liệu  khác nhau, chế tạo ngay  tại vị trí xây dựng (móng đổ tại chỗ).

- Móng lắp ghép: Móng do nhiều khối lắp ghép  chế  tạo  sẵn  ghép lại với  nhau khi thi công móng công trình.
 
VLXD.org (TH/ nhadep)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng