>> Các loại Phụ gia và yêu cầu kỹ thuật chung>> Công dụng và tính chất kỹ thuật của một số loại phụ gia thường dùng
Đối với hỗn hợp bê tông và vữa- Tăng tính dễ đổ (độ sụt) mà không cần tăng lượng nước trộn; hoặc giảm lượng nước trộn mà vẫn giữ nguyên được tính dễ đổ của hỗn hợp
bê tông và vữa;
- Làm chậm hoặc nhanh thời gian đông kết, đóng rắn của
xi măng và
bê tông, vữa;
- Làm cho
bê tông sau khi đông cứng không bị co ngót hoặc hơi nở thể tích;
- Giảm tách nước, phân tầng của hỗn hợp bê tông và vữa;
- Cải thiện khả năng bơm;
- Làm chậm sự mất độ sụt theo thời gian (hay duy trì độ sụt của hỗn hợp bê tông và vữa theo thời gian).
Đối với bê tông và vữa đã cứng rắn- Làm chậm hoặc giảm sự phát nhiệt trong thời gian cứng hoá ban đầu;
- Tăng nhanh tốc độ phát triển cường độ, hoặc tăng cường độ ban đầu và về sau;
- Tăng độ bền;
- Tăng khả năng chống thấm nước;
- Khống chế độ co ngót ;
- Tăng độ bám dính với cốt thép;
- Tăng độ kết dính giữa bê tông cũ và mới;
- Ức chế ăn mòn
cốt thép.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng phụ gia trong xây dựng công trìnhThi công sơn phụ gia chống thấm. Ảnh minh họa. Ngày nay trong
cấp phối bê tông hiện đại thì phụ gia là một thành phần không thể thiếu được bởi những đặc tính vượt trội khi sử dụng chúng so với bê tông thông thường không sử dụng phụ gia. Tuy nhiên phụ gia không thể khắc phục được toàn bộ những nhược điểm do thiết kế thành phần bê tông không hợp lý, cân đong
vật liệu không chính xác và các lỗ rỗng lớn trong bê tông do thi công gây ra. Vì vậy, để có được sản phẩm bê tông chất lượng cao, trước hết phải làm tốt công việc thiết kế thành phần và việc thi công bê tông, sau đó sử dụng phụ gia thích hợp để cải thiện các tính năng cần thiết của bê tông theo ý muốn thiết kế nhằm phục vụ mục tiêu của công trình. Mỗi loại phụ gia thường chỉ cải thiện chủ yếu được 1 hoặc 2 tính chất nào đó của bê tông. Có những loại phụ gia cải thiện được tính chất này nhưng lại gây ảnh hưởng không tốt đến tính chất khác của bê tông mà chúng ta không mong muốn. Vì thế phải tìm hiểu kỹ các tính năng của phụ gia để có thể quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn và sử dụng chúng.
Tốt nhất và chính xác nhất là thông qua các kết quả thí nghiệm cụ thể cho từng loại vật liệu, từng loại
xi măng cho mỗi công trình cần sử dụng.
Khi muốn pha phụ gia khoáng vào bê tông (Ví dụ RCC), cần phải biết trong xi măng sử dụng đã có bao nhiêu % phụ gia khoáng. Trên cơ sở đó thí nghiệm xác định lượng sử dụng phụ gia khoáng và lượng dùng xi măng cho thích hợp.
Thông thường trong bê tông chỉ dùng 1 loại phụ gia, nhưng cũng có thể dùng kết hợp nhiều loại phụ gia để cải thiện nhiều tính chất của bê tông như: dùng phụ gia dẻo hoá giảm nước kéo dài thời gian đông kết và phụ gia khoáng cho bê tông khối lớn và bê tông đầm lăn RCC.
Tác dụng của phụ gia đối với bê tông cũng như với vữa, vì vữa có thể coi như bê tông không có cốt liệu lớn, nhưng mức độ tác dụng cũng như tỷ lệ pha trộn có thể khác nhau, do đó phải thí nghiệm cụ thể trước khi dùng.
Mạnh Thân - VLXD.org