>> Lựa chọn thiết bị nhà vệ sinh như thế nào?
>> Kinh nghiệm chọn mua thiết bị vệ sinh tốt nhất
Có kế hoạch chi tiêu từ trước
Cho dù là sửa lại hay lắp mới toàn bộ
thiết bị vệ sinh trong nhà, bạn cũng nên có một kế hoạch chi tiên các khoản chi phí hợp lý. Điều này vô cùng cần thiết vì để mua đầy đủ, hợp lý tất cả các thiết bị đúng với mong muốn của bạn chắc chắn sẽ tốn một số tiền không ít.
Hãy viết ra những vật dụng cần mua, dự trù chi phí của chúng. Và quan trọng hơn, cố gắng mua trong khoảng tiền đã tính toán từ trước, tránh mua theo “ngẫu hứng” và vượt quá số chi phí ban đầu.
Dựa vào thương hiệu để chọn
Để chọn đồ vệ sinh cho phòng tắm nhiều người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn theo các thương hiệu.
Các thương hiệu trong nước phổ biến hiện nay trên thị trường có Viglacera, Sơn Hà, Thanh Trì, Thiên Thanh,... Các hãng nước ngoài gồm Inax, Toto (Nhật Bản); Kohler, American Standared (Mỹ); Ariston (Italy); Champion (Thái Lan); Kelim (Hàn Quốc),…
Tùy vào điều kiện và sở thích của gia đình để chọn sản phẩm phù hợp.
Quan tâm đến chất lượng và xuất xứ
Giờ đây, thiết bị vệ sinh
phòng tắm dần trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần làm nên sự sang trọng, hiện đại cho
không gian sống.
Mặt khác, do các thiết bị này là đồ dùng lâu dài trong nhà nên khi mua nên chọn sản phẩm chất lượng tốt ngay từ đầu. Nếu không, sau này vừa mất công sửa chữa vừa tốn chi phí.
Theo một số ý kiến, chất lượng thiết bị vệ sinh phụ thuộc vào giá cả và các linh kiện kèm theo. Để đánh giá chất lượng thiết bị sứ vệ sinh, người mua cần dựa vào các chỉ tiêu: độ hút nước không lớn hơn 0,5 %, không cho phép rạn men; độ cao mực nước ngăn hơi không nhỏ hơn 50 mm; khả năng xả chất thải không nhỏ hơn 25,5 điểm; khả năng chịu tải không nhỏ hơn 3KN...
Đối với vòi tắm, loại có công xuất cao thường tiêu hao tới 125 lít nước/5 phút còn loại thông thường thì tiêu hao khoảng 35 lít/5 phút.
Khi mua thiết bị sứ vệ sinh cần chú ý các linh kiện kèm theo. Đề phọ̀ng trường hợp người bán giảm giá thành mà linh kiện kèm theo không đúng chủng loại. Hiện nay, chỉ riêng hàng sứ là sản xuất tại Việt Nam, còn các linh kiện đều phải nhập ngoại, tùy theo hàng liên doanh với nước nào. Dựa vào các chỉ tiêu đánh giá chất lượng, một bộ thiết bị vệ sinh đạt yêu cầu là phải thoát nước mạnh, nhanh, sạch, cấp nước nhanh, tiết kiệm nước, không gây ra tiếng kêu, men phải tốt, trơn láng, khó bám bẩn,…
Thiết bị phù hợp không gian
Với không gian nhà thoải mái, tiện nghi, diện tích xây dựng một phòng vệ sinh phải khoảng 5 m2, đủ để lắp đặt chậu rửa, bồn cầu, bồn tắm, vòi sen và các phụ kiện khác. Trong trường hợp phòng tắm hơi chật, không cần thiết phải lắp bồn tắm.
Chú ý đến màu sắc tường, nền nhà tắm và phong cách của căn phòng để chọn thiết bị cho phù hợp cả về kích thước, màu sắc, chất liệu để không bị lạc điệu. Trong điều kiện sử dụng gia đình, nên chọn thiết bị vệ sinh có màu sáng. Màu đậm chỉ dùng cho các khách sạn, nhà hàng hay những nơi công cộng.
Giá cả sản phẩm
Có rất nhiều sản phẩm khác nhau trên thị trường do đó mức giá cũng đa dạng, tùy thuộc vào các nhà sản xuất.
Chẳng hạn như, đối với nhãn hiệu Viglacera, bồn cầu có giá khoảng 2,3 triệu đồng/bộ, chậu rửa là 500 ngàn đồng/bộ, vòi rửa là 509 ngàn/cái, vòi sen tắm là 1 triệu đồng/bộ.
Nhãn hiệu Inax, xí bệt gạt trắng có giá 1,4 triệu đồng/bộ, xí bệt 2 nhấn trắng 1,8 triệu đồng/bộ.
Không chênh với Inax nhiều, sản phẩm xí bệt trắng của nhãn hiệu American Standared là 1,3 triệu đồng/bộ, xí bệt 2 nhấn trắng 1,6 triệu đồng/bộ.
Thấp hơn, nhãn hiệu Thiên Thanh, xí bệt trắng hơn 863 ngàn đồng/bộ, xí bệt 2 nhấn trắng 1 triệu đồng/bộ, chậu rửa là 268 ngàn đồng/cái,…
Tuy nhiên, mức giá này chưa bao gồm VAT, được xác định theo giá niêm yết các đơn vị sản xuất, kinh doanh cung cấp, đồng thời có tham khả giá trị trường. Chưa loại trừ các khoản chiết khấu, hoa hồng, ưu đãi của các đơn vị. Nếu có nhu cầu, người mua có thể tham khảo để chọn được sản phẩm phù hợp với gia đình mình.
Theo Cafeland