Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Nội thất

Kính trang trí trong nội thất nhà ở

24/11/2017 - 10:41 SA

Nếu như lúc trước, kính thường được sử dụng để thiết kế cửa nhằm lấy ánh sáng và giúp chắn bụi thì bây giờ kính đã có mặt khắp nơi trong ngôi nhà và được sử dụng cho cả đồ nội thất.
Bên cạnh những vật liệu truyền thống như gỗ, nhôm,…kính đang trở thành một vật liệu tiêu biểu của kiến trúc hiện đại. Nó làm bộ mặt của không gian trở nên nhẹ nhàng và bay bổng hơn, thay thế cho sự nặng nề của những bức tường, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều diện tích.

Nếu như lúc trước, kính thường được sử dụng để thiết kế cửa nhằm lấy ánh sáng và giúp chắn bụi thì bây giờ kính đã có mặt khắp nơi trong ngôi nhà và được sử dụng cho cả đồ nội thất. Kính thường được áp dụng cho các không gian:


Dùng trên mái nhà: áp dụng cho những ngôi nhà có ít mặt thoáng, hoặc mặt thoáng đứng, không đáp ứng đủ nhu cầu chiếu sáng tự nhiên. Mái kính sẽ lấy thêm được ánh sáng cho căn nhà, ví dụ như mái kính trên khu vực thang, trên khu vực thông tầng, trên giếng trời, trên tiểu cảnh trang trí... Mái nhà ở VN là mặt chịu nhiều ánh sáng và nung nóng nhất trong tất cả mặt của khối nhà, do đó khi sử dụng kính trên mái để lấy sáng cần lưu ý tính toán kích thước của mái kính cho phù hợp, tránh bị chói sáng hoặc bị hấp thụ nhiều nhiệt quá.
 

Dùng kính làm cửa đi, cửa sổ, vách ngăn giữa trong và ngoài nhà: Chọn hướng nhà có tầm nhìn đẹp và nên mở rộng tối đa để đưa ánh sáng vào nhà. Khi đó, cửa hay vách ngăn kính đóng vai trò như một bức tranh thiên nhiên hấp dẫn và sống động. Nếu điều kiện an ninh tốt, nên dùng kính khổ lớn và loại bỏ bớt hoa sắt bảo vệ, có thể dùng kính dán an toàn hoặc kính cường lực. Nếu mặt nhà hướng tây hoặc đông thì không nên mở rộng cửa, vách kính quá lớn để giảm ánh nắng nóng chiếu vào nhà, hoặc phải có biện pháp che nắng thích hợp.
 

Dùng làm sàn nhà: Một phần của sàn nhà như tầng lửng, hành lang, chiếu nghỉ, bậc thang... có thể dùng kính cường lực làm sàn nhà.Trường hợp này nên áp dụng đối với nhà mặt thoáng lấy sáng tự nhiên ít, không có giếng trời. Khi đó ánh sáng sẽ xuyên suốt từ mái nhà, qua các sàn tầng dưới để chiếu sáng cho nhà. Có thể áp dụng với những căn nhà chật, chiều cao tầng thấp, hoặc chủ nhà muốn có cảm giác khác lạ khi “chơi” sàn kính. Sàn kính có thể đặt trên hồ cá ngầm dưới nền nhà, đặt trên một nền trang trí (tranh cát, sỏi...). Kính sử dụng làm sàn phải là kính cường lực, có thể dùng kính trong suốt hoặc kính mờ, tùy vào từng vị trí sử dụng.
 

Dùng làm vách ngăn: là kết cấu ngăn chia nhẹ và linh hoạt, dùng để ngăn chia các phòng không có tính riêng tư để tạo cảm giác thoáng đãng, thân thiện hơn, hoặc để lấy sáng từ cửa sổ phòng này qua vách ngăn kính sang phòng khác thiếu ánh sáng. Kính còn được dùng rất nhiều làm vách cabin tắm đứng để ngăn nước giữa khu khô và khu ướt của phòng tắm, làm lan can cầu thang trong nhà chật hoặc làm lan can cho những ban công có hướng nhìn đẹp (lan can kính sẽ không làm cản tầm nhìn đẹp).
 

Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: dùng làm bàn kính, giá kính... với ưu điểm là dễ lau chùi, cho ánh sáng truyền qua, không cản tầm nhìn, tạo cảm giác rộng rãi cho nhà. Nên sử dụng những đồ dùng kính này trong những căn nhà hoặc phòng có diện tích nhỏ.

Ngay từ khi ra đời, kính đã bộc lộ những nhược điểm, những bất cập nhất định. Đó là khả năng chịu lực kém, dễ vỡ; và khi vỡ không an toàn (gây sát thương). Mặc dù hiện nay đã có loại kính cường lực an toàn hơn nhưng không phải ai cũng có điều kiện để sử dụng loại kính này.

Kính dùng trong kiến trúc nhà ở được sử dụng như thế nào cho hợp lý về tương quan tỷ lệ với vật liệu khác, hài hoà về màu sắc và chất cảm vật liệu, đúng công năng... mới là vấn đền quan trọng. Thực tế hiện nay sự lạm dụng kính trong kiến trúc hay sử dụng kính không đúng chỗ đang diễn ra. Một phòng ngủ quá nhiều cửa kính có nguy cơ thừa sáng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý người sử dụng; một phòng bốn bề là kính khó kê đồ, không có chỗ treo các vật dụng khác; một sàn kính quá lớn có thể gây trơn trượt; những mái kính nếu không có điều kiện vệ sinh thường xuyên thực ra lại làm mất thẩm mỹ vì bị đọng bụi rác ở trên, những chấn động cơ học gây đổ vỡ kính làm sát thương... Và điều quan trọng nhất - với những ngôi nhà bọc kính là hiệu ứng lồng kính, làm tăng nhiệt, và phải sử dụng công nghệ để khắc phục điều này (điều hoà nhiệt độ); trong khi đó vấn đề cơ bản là giải pháp kiến trúc chưa đúng.

Tuy nhiên, với tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới như hiện nay, hầu hết các nhược điểm về kỹ thuật của kính đã được giải quyết. Vấn đề còn lại là sự sáng tạo và sử dụng hợp lý vật liệu này của kiến trúc sư và các nhà xây dựng.

Thị trường hiện nay có rất nhiều kính được sản xuất trong và ngoài nước với chất lượng khác nhau. Loại kính thường 10 – 12 ly có giá từ 550.000 – 650.000đ/m2, kính cường lực 4 – 19 ly có giá từ 350.000 – 2.850.000đ/m2, kính an toàn trắng 10,38 ly giá từ 650.000đ; kính màu xanh lá cây công thêm 25.000; kính màu trắng sữa hoặc xanh đen cộng thêm 40.000đ. Với kính màu loại thường, tùy vào độ dày kính giá sẽ từ 820.000đ/m2, kính màu cường lực sẽ từ 1.050.000đ/m2; sơn màu ánh kim cộng thêm 150.000đ, màu kim sa cộng thêm 250.000đ. Các mức giá trên thường được áp dụng cho cho đơn hàng từ 15m2.

Chi phí cho việc décor nhà bằng kính cường lực sẽ cao hơn so với các loại kính an toàn và kính nhôm hoặc nhựa. Đơn cử khi làm một chiếc cửa bằng nhôm kính trung bình khoảng 700.000m2, nếu sử dụng kính cường lực sẽ phải chọn loại 12 – 19mm để đảm bảo an toàn. Trong khi đó, kính cường lực độ dày này phải trên 900.000đ/m2 chưa kể những phụ kiện đi kèm như bản lề 1.250.000đ/cái, tay nắm 420.000đ,…Nhưng nếu so với việc sử dụng gỗ trong nội thất thì dùng kính vẫn rẻ hơn. Chẳng hạn một bộ bàn ăn kính giá trung bình từ 2.500.000đ đến trên dưới 10 triệu, nhưng một bộ bàn ăn gỗ có khi lên đến hơn 20 triệu.
 
VLXD.org (TH/ Phụ nữ VN)

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng