Sau khi đăng ký, bạn sẽ trở thành Cá cược game
của Mạng Thông tin điện tử VLXD Việt Nam và được hưởng những quyền lợi theo Quy định như: nhận Bản tin hàng tuần, Báo cáo chuyên đề, Báo cáo ngành VLXD, tham dự Diễn đàn Doanh nghiệp VLXD (BMF), quyền truy cập bảng giá chi tiết, truy cập CSDL chuyên ngành VLXD…
Bạn vui lòng điền thông tin theo mẫu: (* là bắt buộc)
Đăng ký Cá cược game
Cảm ơn bạn đã gửi thông tin đăng ký.
Thông tin xác nhận Cá cược game
sẽ được gửi vào email của bạn trong thời gian sớm nhất.
Những năm trở lại đây, gỗ tự nhiên đã dần dần cạt kiệt bởi sự khai thác, tàn phá của con người, các sản phẩm khác bắt đầu xuất hiện và thay thế gỗ tự nhiên một cách hoàn hảo, nổi bật hơn cả đó là gỗ Veneer, vậy veneer là gì? có những đặc điểm chính gì?, ưu, nhược điểm ra sao...? bài viết này sẽ giải đáp cho bạn các câu hỏi trên.
Trước khi tìm hiểu xem gỗ veneer là gì, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn về lai lịch hoàng kim và lâu dài của gỗ veneer.
Vào khoảng 4.000 năm trước tại các ngôi mộ cổ của các vua Pharaon - Ai Cập cổ đại, các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của gỗ veneer. Lúc đó veneer cũng được tạo ra từ các lớp cắt trên bề mặt thân gỗ, bằng những lưỡi cưa thô phổ biến cho dụng cụ thi công lúc bấy giờ.
Sau này, ở thế kỷ thứ 18, nhà thiết kế nổi tiếng người Anh đã sử dụng veneer lần đầu tiên để tạo ra những sản phẩm nội thất tinh tế cho riêng mình. Sau đó ngành công nghiệp sản xuất đàn piano đã trở thành ngành công nghiệp đầu tiên sử dụng veneer để làm ra sản phẩm có tính thẩm mỹ cao.
Gỗ veneer là gì?
Đầu tiên, chúng ta hiểu rằng veneer là thuật ngữ chỉ tấm gỗ gồm 2 lớp chính. Lớp bên ngoài cùng là lớp gỗ được xẻ (nhiều nơi dùng thuật ngữ: lạng) rất mỏng có độ dày từ 0.3mm đến 0.6mm (chưa đến 1mm nữa), độ rộng mặt thì tuỳ theo đường kính cây gỗ được xẻ. Trung bình có mặt rộng từ 200 - 500mm.
Gỗ Veneer là tên gọi mượn từ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt là Ván lạng, là gỗ tự nhiên được bóc mỏng từ các cây gỗ tự nhiên thành những lát dầy từ 0,3mm đến 0,6mm. Độ rộng tuỳ theo loại gỗ và cũng tùy thuộc vào từng loại máy bóc như bóc thẳng, bóc ly tâm… trung bình rộng 200 - 500mm, dài khoảng 2400mm. Một cây gỗ tự nhiên nếu bóc mỏng ra sẽ được rất nhiều gỗ veneer và làm được rất nhiều đồ gỗ nội thất. Đây là lý do chính veneer có thể thay thế gỗ tự nhiên khi nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt.
Về bản chuất gỗ veneer vẫn là gỗ tự nhiên nhưng được con người khéo léo khai thác và sử dụng cho lớp phủ hoàn thiện bên ngoài của sản phẩm nên bề mặt có vân gỗ, mầu sắc không khác gì gỗ tự nhiên.
Sau khi được xẻ mỏng như tờ giấy, miếng gỗ này tạm gọi là veneer được dán vào các mặt ván gỗ công nghiệp như dán lên ván MDF, dán lên ván MFC, dán lên ván gỗ ghép cao su, ghỗ ghép tạp, gỗ dăm… Chúng ta nôm na hiểu là miếng dấy gián tường là miếng veneer và dán lên tường gạch, tường gỗ,… Tựu chung lại là 1 sản phẩm gỗ veneer hoàn chỉnh.
Sau khi dán miếng veneer lên nền ván rồi, tiến hành nối từng đoạn không dính liền giữa tấm veneer lại với nhau, vì nền ván thông thường lấy quy cách chuẩn là 1200x2400mm, trong khi đó miếng veneer được xẻ ra chỉ có độ rộng theo đường kính của cây gỗ, vì vậy để đạt độ rộng 1200mm chẳng hạn ta phải nối ít nhất 3 miếng veneer có chiều rộng 400mm mới đủ. Ép tấm này lại bằng máy (ép nguội hoặc ép nóng) đến khi dính và phẳng mặt. Cuối cùng dùng máy chà nhám tạo cho bề mặt veneer láng đẹp.
Sản xuất gỗ veneer để làm gì?
Gỗ veneer được tạo ra là nhằm mục đích lấy các vân gỗ đẹp trên gỗ tự nhiên để dán vào tám ván công nghiệp nhìn cho thật hơn và đẹp hơn. Có nhiều người không biết, nhìn vào tấm gỗ veneer cứ tưởng là gỗ tự nhiên, nhất là khi kỹ thuật dán gỗ veneer vào nền ván khác đạt ở trình độ cao.
Ưu điểm của gỗ Veneer:
Giá thành rẻ hợp lý, một cây gỗ tự nhiên khi lạng ra thành gỗ veneer có thể sản xuất ra rất nhiều bàn ghế..gỗ veneer chống cong vênh, mối mọt và có bề mặt sáng (do được chọn gỗ), có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại… mà vẫn giữ được nét đẹp và hiện đại của mình. Nếu sử dụng cốt gỗ Finger (tức là cốt gỗ thịt tuy nhiên được xẻ ra từ các cành cây nhỏ ghép đan chéo tay nhau (finger- ngón tay) để tạo độ dài, rộng.) thì gỗ veneer lại biến thành gỗ tự nhiên hoàn toàn và rất bền, chắc chắn, đẹp mà giá thành lại rẻ.
Nhược điểm gỗ veneer:
Do cốt gỗ là gỗ công nghiệp nên gỗ veneer không chịu được nước, dễ bị sứt, nếu di chuyển nhiều khi đã lên thành thành phẩm thì hay bị hư hỏng, rạn nứt, chính vì vậy gỗ veneer là được nhiều người dùng tuy nhiên phải ở nhưng nơi quanh năm không bị nước tràn vào, và ít phải di chuyển. Ở các nước hiện đại như Châu Âu, châu Mỹ, hoặc một vài nước hiện đại ở châu Á, việc dùng gỗ veneer vào chế tạo các sản phẩm nội thất đã có từ cách đây 30-40 năm, khi họ ý thức được rừng ngày cạn kiệt, họ thấy rằng gỗ veneer có rất nhiều ưu điểm vượt trội mà lại cứu được môi trường sống của họ, cứu được sạt lở đất và sự nóng lên của trái đất nên họ chuyển sang dùng nhiều, vậy tại sao chúng ta lại không làm theo họ, chúng ta đừng nên hủy hoại chính môi trường sống của chúng ta. Nắm bắt được thị hiếu vô cùng lớn của thị trường trong thế kỷ 21.
Để hiểu hơn về gỗ veneer, xin mời các bạn xem Video dưới đây: