Những năm gần đây, tại Brazil xuất hiện nhiều công trình sử dụng vật liệu tái chế một cách hiệu quả. Những dự án này đã góp phần giảm thiểu chất thải ra môi trường. Một trong những dự án tiêu biểu phải kể đến Hanging House ở Sao Paulo, được làm từ 80% vật liệu tái chế với tiêu chí hòa hợp với hệ sinh thái bản địa nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững.
Tại Việt Nam, vật liệu tái chế, tái sử dụng cũng dần được quan tâm, ban đầu xuất phát điểm từ việc tái chế chi phí đầu tư trong quá trình xây dựng. Với sự sáng tạo, óc thẩm mỹ của các KTS, tại Việt Nam cũng đã có những công trình nhà ở cho thấy rõ hiệu quả của gỗ tái sử dụng.
Xu hướng tái sử dụng vật liệu gỗ là mảng ghép không thể thiếu trong thiết kế xanh. Đó là thiết kế hướng tới toàn bộ quá trình chu kỳ vòng đời của sản phẩm, vì vậy, trong giai đoạn thiết kế ý tưởng và thiết kế chi tiết cần phải tính toán thấu đáo đến các ảnh hưởng đến môi trường của sản phẩm trong chế tạo, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm sau khi hỏng…Tất cả nhân viên quản lý và các nhân viên kỹ thuật có liên quan đều cần có sự hợp tác chặt chẽ.
Vật liệu gỗ tái sử dụng ngày càng thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Khái niệm bảo vệ môi trường ngày càng được lan tỏa trên thế giới đồ gia dụng bảo vệ môi trường xanh đã sớm được coi trọng, cùng với sự nâng cao mức sống người dân thì khái niệm thiết kế sản phẩm xanh càng trở thành mũi nhọn phát triển.
3. Hiệu quả của gỗ tái sử dụng trong nội thất công trình nhà ở
Việc tái sử dụng lại vật liệu gỗ chính là đưa ý thức bảo vệ môi trường vào quá trình ứng dụng sản phẩm thực tiễn. Điều này dường như rất dễ thực hiện nhưng kỳ thực không phải vậy. Muốn đưa được gỗ tái sử dụng hòa nhập vào toàn bộ chu kỳ vòng đời của sản phẩm cần được thực hiện theo những nguyên tắc, quy phạm rõ ràng. Đây là tiền đề, là cơ sở cho những thiết kế thực nghiệm sau này. Cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Ít dùng các nguyên vật liệu gỗ hiếm, dùng nhiều loại gỗ phế liệu, vật liệu gỗ thừa, vật liệu gỗ thu hồi làm nguyên vật liệu;
- Cố gắng dùng những vật liệu gỗ có tính tương hợp, thích ứng cùng nhau, tránh dùng những loại gỗ có tính khó thu hồi hoặc không thể thu hồi xử lý;
- Đơn giản hóa kết cấu của sản phẩm, đề xướng nguyên tắc đơn giản và đẹp;
- Sử dụng các sản phẩm được module hóa, khi đó các sản phẩm là do các module công năng tổ hợp thành, vừa có lợi cho lắp ráp, tháo dỡ, thuận tiện cho quá trình xử lý sau khi hư hỏng;
- Tối ưu hóa việc thu hồi tái sử dụng nguyên vật liệu, các chi tiết cấu thành sản phẩm;
- Giảm thiểu rác thải gỗ, gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm, lựa chọn kỹ thuật sản xuất sạch;
Ngày nay, trên Thế giới có rất nhiều những nhà sáng tạo dựa trên cơ sở của xu thế phát triển bền vững, họ đã có những ứng dụng của rác thải gỗ vào những sản phẩm thực tiễn, mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn.
4. Kết luận
Ta có thể nhận thấy hiện nay mặc dù đã có nhiều phương pháp đánh giá về hiệu quả của tái sử dụng vật liệu gỗ nhưng đa phần chỉ tập trung vào đánh giá đơn độc một trong các thuộc tính như: Độ khó trong tháo dỡ, tỷ lệ thu hồi, tính kinh tế của thu hồi, tác động của môi trường đến thu hồi…Các phương pháp đánh giá này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như sau:
- Chỉ xem xét phiến diện một khía cạnh vấn đề;
- Chỉ phân tích tính kinh tế, tính môi trường của một bộ phận;
- Không tính tới tính chất hoạt động của tính năng môi trường, trong tính toán tính năng môi trường của một sản phẩm còn tùy thuộc vào tình trạng sử dụng sản phẩm cụ thể;
Để khắc phục những hạn chế này, đề xuất tiến hành nghiên cứu đánh giá tính năng tái sử dụng vật liệu gỗ cụ thể vào
nội thất các công trình nhà ở biểu hiện rõ qua các phương diện sau:
- Tính môi trường trong sạch: Từ sản xuất đến sử dụng, thậm chí sau khi sử dụng, thanh lý, thu hồi, xử lý thải đều không làm hại, hay làm hại rất ít đến môi trường sinh thái. Khi sử dụng sản phẩm không sản sinh hay ít sản sinh ô nhiễm môi trường, đồng thời không tạo ra các mối nguy hại đối với người sử dụng; sản phẩm sau khi cũ hỏng, trong quá trình xử lý thu hồi ít sản sinh ra phế liệu, rác thải; sản phẩm có công năng bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khỏe con người;
- Tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên và năng lượng: Các sản phẩm thực tiễn của gỗ tái sử dụng luôn hướng đến giảm thiểu vật liệu sử dụng, giảm thiểu chủng loại vật liệu, đặc biệt là những loại vật liệu gỗ quý hiếm không thể tái sinh. Đồng thời, năng lượng tiêu hao trong quy trình tái chế, tái sử dụng rất nhỏ, giúp tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường hữu hiệu;
- Thể hiện tính “xanh” trong toàn bộ quá trình vòng đời sản phẩm: Các sản phẩm từ gỗ tái sử dụng là sản phẩm thân thiện với môi trường, đây là đặc trưng chủ yếu phân biệt chúng với các sản phẩm thông thường khác. Mức độ “xanh” của các sản phẩm này không chỉ thể hiện ở một bộ phận cục bộ hay một giai đoạn nào đó mà thể hiện trong toàn bộ quá trình vòng đời của sản phẩm.
Đánh giá trên đã chỉ rõ hiệu quả đạt được trong việc tái sử dụng vật liệu gỗ chính là: Chất lượng tốt, tiêu hao thấp, hiệu quả cao, đơn giản, giá rẻ, đẹp, an toàn, bảo vệ môi trường, dễ dàng thu hồi và tái sử dụng lại vòng đời thứ 2.