Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chuyên đề vật liệu xây dựng

Cách nối thép dầm đúng tiêu chuẩn và quy định vị trí

29/11/2022 - 03:14 CH

Có nhiều cách nối thép trong dầm hiện nay theo nhiều công nghệ khác nhau. Mỗi biện pháp nối thép lại có quy định và tiêu chuẩn riêng. Nhưng phổ biến thì có cách cách nối thép sau đây.
>> Cách thi công thép sàn đúng tiêu chuẩn
>> TCXDVN 338:2005 - Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế
>> Lợi ích khi sử dụng kết cấu thép cho các công trình xây dựng


Hướng dẫn cách nối thép dầm theo tiêu chuẩn

Nối buộc cốt thép bằng dây kẽm

Cách nối buộc cốt thép bằng dây kẽm 1-2mm là phương pháp nối thép phổ biến nhất. Việc nối buộc cốt thép thủ công rất đơn giản, không cần sử dụng tới máy móc, thiết bị hiện đại. Thực hiện dễ dàng tại công trường bằng móc xoay và không đòi hỏi công nhân tay nghề cao.


Cách nối buộc thép bằng dây kẽm đơn giản hơn các phương pháp khác

Phương pháp nối buộc cốt thép được sử dụng ở đa số các công trình dân dụng và công nghiệp. Và gần như là biện pháp sử dụng cho hầu hết các công trình thi công xây dựng nhà phố và biệt thự hiện nay.


Nối buộc cốt thép bằng dây kẽm

Do đó ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ các tiêu chuẩn, quy định về nối thép bằng phương pháp nối chồng cốt thép trong dầm là nội dung chính chủ yếu. Ngoài ra, chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm một vài phương pháp nối cốt thép phổ biến hiện nay sau đây.

Nối thép bằng coupler (ống nối ren)

Cách nối thép bằng coupler là phương pháp sử dụng ống nối có ren để liên kết các thanh thép với nhau. Đây là công nghệ đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Hiện nay tại Việt Nam phương pháp nối thép này đang được sử dụng khá phổ biến ở các dự án nhà cao tầng, cầu, công trình thủy điện, thi công tầng hầm…


Phương pháp nối thép bằng ống nối coupler

Phương pháp nối thép này ít được sử dụng trong các công trình dân dụng. Bởi tiết diện thanh thép sử dụng cho công trình dân dụng đa số là ≤ D20mm, so với phương pháp nối buộc truyền thống thì phương pháp nối này không tối ưu về chi phí và khó đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật, máy móc.

Nối thép bằng liên kết hàn

Liên kết hàn cho vị trí nối thép có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải được đảm bảo chất lượng mối hàn theo yêu cầu thết kế. Có nhiều phương án và công nghệ hàn khác nhau như: hàn tiếp xúc, hàn đối đầu, hàn điện trở, hàn hồ quang…nên mỗi phương pháp đều được thiết kế theo tiêu chuẩn riêng.


Nối cốt thép bằng phương pháp hàn đối đầu

Vì vậy công tác kiểm tra, nghiệm thu chiều dài, vị trí, số lượng mối hàn cốt thép phải được tuân theo các chỉ dẫn của thiết kế và đáp ứng các yêu cầu như: bề mặt phải nhẵn, liên tục, không đứt quãng, không có bọt và không thu hẹp cục bộ.

Phương pháp hàn sử dụng chủ yếu cho cốt thép có đường kính lớn, số lượng thanh thép nhiều trong một cấu kiện và trong công trình có quy mô cao tầng. Ở các công trình dân dụng, nhà phố, biệt thự, nhà xưởng ít được sử dụng. Và phương pháp nối thép hàn ở Xây dựng Lạc Việt cũng không sử dụng để thi công. Nên ở bài viết này chúng tôi cũng không nói quá sâu về cách nối cốt thép bằng phương pháp hàn.

Vị trí nối thép tiêu chuẩn trong dầm

Việc nối thép trong dầm rất quan trọng, không được nối thép tại vị trí có giá trị momen lớn sẽ làm giảm khả năng chịu lực của dầm. Vậy để nối thép an toàn thì cần nối thép tại vị trí nào. Chúng ta cùng xem qua biểu đồ momen của dầm


Biểu đồ mô men trong dầm

Theo biểu đồ trên, thì các vị trí có giá trị momen (lực uốn, ứng suất uốn) lớn xuất hiện tại bụng dầm – cho mặt bê tông bên dưới. Và bên trên đầu cột – cho mặt bê tông bên trên của dầm. Mặt trên và mặt dưới dầm bê tông tương đương với diện tích cốt thép bên trên và bên dưới của dầm.


Vị trí nối thép dầm đảm bảo an toàn kết cấu

Vậy loại trừ các vị trí có lực uốn lớn (momen) ra thì các vị trí còn lại là an toàn cho việc nối thép. Để dễ hiểu và cụ thể hơn chúng tôi chia sẻ tiêu chuẩn nối thép trong dầm như sau:

Lớp thép dưới không được nối tại bụng dầm – vị trí trong khoảng ¾ nhịp dầm.

Lớp thép trên không được nối tại cột – vị trí từ tim cột ra ¼ nhịp dầm (nhịp dầm là khoảng cách giữa 2 cột gần nhau)

Chiều dài mối nối thép trong dầm

Theo tiêu chuẩn Việt Nam, chiều dài nối buộc tối thiểu của cốt thép dầm là 30D (nối trong vùng chịu nén của dầm), trong đó D là đường kính thanh thép. Ví dụ:

Thép D16 có chiều dài đoạn nối tối thiểu là: 30×16 = 480mm (48cm)

Thép D18 có chiều dài đoàn nối tối thiểu là: 30×18 = 540mm (54cm)

Tương tự cho các loại thép có gân khác…

Lưu ý: đoạn nối thép không nhỏ hơn 250mm. Chiều dài đoạn nối trên áp dụng cho thép có gờ cán nóng ≤ D32mm, bê tông mác 250 (M250) trở lên và mác thép đai CB-300T trở xuống.

Quy cách nối thép dầm theo tiêu chuẩn

Quy cách nối buộc cốt thép dầm chồng lên nhau cần được thực hiện theo quy định của thiết kế. Về cơ bản quy cách nối thép phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Không nối quá 50% diện tích cốt thép trên mặt cắt ngang của tiết diện – nối so le.

Không nối tại vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.

Trong mối nối cần được buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và 2 đầu)
 
VLXD.org (TH/ Xaydunglacviet)

Thương hiệu vật liệu xây dựng