>> Cách xử lý tường bị rêu mốc
>> 3 cách xử lý tường bị ẩm mốc hiệu quả nhất
>> Tường nhà bị thấm, mốc: Không chỉ lỗi của sơn
Đối với trường hợp tường bị mốc nhẹ thì chúng ta có thể sử dụng dung dịch tẩy ẩm mốc tường nhà để khắc phục được một cách nhanh chóng.
Sử dụng nước Javen
Sử dụng chất tẩy rửa làm sạch tường tuy không diệt hết tận gốc nấm mốc. Nhưng đây được coi là biện pháp tạm thời rất hiệu quả và nhanh chóng. Nước Javen công dụng chính là tẩy trắng quần áo nhưng lại có tính diệt khuẩn cao. Sử dụng Javen tẩy nấm mốc bám lâu ngày trên tường giúp tường nhà sáng sạch.
Cách làm:
Hòa 0,5ml chất tẩy Javen với 1lít nước vào xô, lượng này dùng được cho khoảng 10 m2 tường.
Dùng chổi quét sạch khu vực nấm mốc. Nhúng cây lăn sơn vào dung dịch với lượng vừa đủ rồi lăn lên phần tường bị nấm mốc.
Nếu vết nấm mốc dày thì lăn lại lần nữa sẽ hết.
Sau đó bật quạt điện, mở hết cửa sổ để tường mau khô đồng thời xua đi mùi hóa chất khó chịu.
Sản phẩm nước Javen rất thông dụng trên thị trường và có giá thành rất rẻ. Vì vậy sử dụng cách tẩy nấm mốc tường nhà bằng Javen được sử dụng nhiều hơn cả.
Sử dụng chất tẩy mốc thông dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chất tẩy nấm mốc trên trần nhà, tường nhà,… đây là loại dung dịch khử trùng mạnh đảm bảo tiêu diệt được bào tử nấm. Khả năng đánh đánh bay nấm mốc, rêu mốc nhanh hơn bao giờ hết.
Một số sản phẩm hóa chất thông dụng như:
Chất tẩy mốc MOLD REMOVER H+T01
Chất tẩy rêu mốc Crocodile Moss Remover KCRE-03003 3 L
Chất tẩy rêu mốc SYK Mold Remover 250 g
Chất tẩy rêu mốc Crocodile Moss Remover KCRE-00503 0.5 L
Chất tẩy sạch tường đa năng KIM&S WHITE OUT
Hóa chất tẩy rêu mốc SYK Mold Remover, ……
Khi sử dụng những sản phẩm này, bạn nên làm theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Chú ý không để hóa chất rơi vào người hay thực phẩm ăn uống, gây hại đến sức khỏe.
Dùng giấy dán tường chống ẩm mốc
Sử dụng giấy dán tường là một giải pháp được cân nhắc sử dụng cho tường ẩm mốc, bong tróc,…không phải sơn lại tường nhà, tiết kiệm tối đa thời gian. Với công nghệ hiện đại ngày nay các mẫu dán tường rất đa dạng và phong phú như giấy dán tường có lỗ thở, decal,…
Tuy nhiên trong một số trường hợp thì bạn vẫn không thể áp dụng phương pháp này. Vì sẽ không thể đạt được hiệu quả như ý muốn như:
Những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà tắm, nhà vệ sinh,..
Tường đã cũ và bị thấm dột và ẩm mốc quá nhiều.
Hạn chế của 3 cách xử lý tường nhà bị mốc mà Phương Nam Cons chia sẻ ở trên chỉ sử dụng cho những trường hợp tường mốc nhẹ. Chỉ là một trong những biện pháp chữa cháy tạm thời ngay tức khắc. Để giúp cho tường được sạch sẽ và không làm mất mỹ quan ngay khi đó. Nhưng không thể giải quyết triệt để vấn đề, tức nguyên nhân gây mốc.
Khi tường bị nhiễm ẩm lại, mốc sẽ lại tái xuất hiện. Mà để thực hiện cách xử lý tường bị thấm mốc triệt để chúng ta nên thực hiện các cách chống thấm đối với hiện tượng mốc nặng dưới đây.
Đối với tường mốc nặng
Với những vết mốc nặng để xử lý triệt để vấn đề bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây nấm mốc. Nếu do tường bị thấm ẩm thì cần phải tiến hành xử lý chống thấm, chống ẩm. Nên xử lý cả mặt bên ngoài và mặt trong của tường nhà nơi bị ẩm mốc.
Sử dụng sơn chống ẩm mốc
Nhiều thương hiệu sơn nổi tiếng như Dulux, Jotun, Nippon, Kova… đã cho ra nhiều loại sơn chống thấm, chống nấm mốc có chất lượng rất tốt để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Khi tường nhà bị ẩm, lớp sơn rất dễ bị bong tróc và xuất hiện nấm mốc, vết ố vàng loang lổ rất mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, bạn cần biết cách sơn lại tường bị mốc đúng cách.
Cách sơn lại tường bị mốc đơn giản như sau:
Bước 1: Cạo sạch lớp sơn, vữa bị bong tróc.
Bước 2: Làm vệ sinh để loại bỏ bụi bẩn đồng thời sử dụng các chất tẩy rửa để diệt nấm mốc trên bề mặt.
Bước 3: Dùng hồ vữa để xử lý và trám lại các lỗ hổng cũng như vết nứt trên bề mặt.
Bước 3: Tiến hành sơn bả, sơn lót cho bề mặt.
Bước 4: Quét sơn chống thấm, chống kiềm lên toàn bộ bề mặt.
Bước 5: Tiến hành phủ 1-2 lớp sơn chống mốc tường.
Chú ý, khi lựa chọn sơn bạn nên chọn đúng loại sơn chống thấm ngoài trời và sơn chống thấm nội thất để đạt hiệu quả chống mốc, chống thấm tường tối ưu nhất.
Chống thấm chân tường bằng dung dịch Water Seal DPC
Chân tường bị thấm không những gây mốc, rong rêu ở khu chân tường. Mà để lâu dài sẽ lan dần lên phía trên, không những gây nấm mốc toàn bộ tường nhà. Vì vậy chống thấm chân tường khi tường bị mốc là một biện pháp luôn được ưu tiên khi xử lý ẩm mốc tường nhà về lâu dài.
Cách chống thấm chân tường bằng Water Seal DPC là một phương pháp thi công chống thấm chân tường vô cùng hiệu quả được áp dụng phổ biến. Độ bền lớp chống thấm rất cao, 30- 40 năm.
Khi bạn áp dụng phương pháp này chân tường không cần phải đục phá quá nhiều. Như vậy sẽ không gây ảnh hưởng đến kết cấu của chân tường. Đặc biệt hơn nữa hiện tượng tái thấm nước sẽ được hạn chế tối đa.
Trát lại tường bị ẩm mốc, bong tróc và nứt nhiều
Với tường nhà bị mốc, bong tróc và nứt nhiều đòi hỏi thời gian và kĩ thuật xử lí phức tạp hơn. Cách duy nhất mà bạn xử lý được tường ẩm mốc triệt để nhất đó chính là thi công lại bề mặt tường. Loại bỏ lớp vữa cũ đi, sau đó sử dụng vữa mới để trát lại.
Loại bỏ lớp vữa cũ: Để lớp trát mới có độ bám dính tốt và chất lượng thì cần phải dóc bỏ triệt để lớp trát tường cũ. Có thể dùng đục hay máy khoan để thực hiện công việc này. Sau khi loại bỏ lớp trát tường, hãy nhớ cung cấp độ ẩm cho tường bằng nước sạch để đảm bảo tường đủ độ ẩm cho công đoạn tiếp theo.
Sau khi đã làm sạch bề mặt tường thì tiến hành trát lại tường. Vữa để trát lại tường có tỉ lệ “pha trộn” tốt nhất nên là 1:3 – 1:4 để đảm bảo độ bám dính giữa lớp trát mới với tường cũ. Lưu ý quá trình này cần làm cẩn thận, đặc biệt là lớp chân tường và lớp tiếp giáp mái nhà để tránh sau này tường bị thấm trở lại.
Sau khi chờ tường khô đủ tiêu chuẩn thì tiến hành sơn lại tường. Tiến hành sơn chống thấm sau đó sơn màu và bạn có được ngôi nhà như mới.
VLXD.org (TH/ phuongnamcons)