>> Kinh nghiệm lựa chọn vật liệu xây dựng khi làm nhà
>> Kinh nghiệm dự trù kinh phí và lập dự toán khi xây nhà
>> Những lưu ý tiết kiệm chi phí khi xây nhà
Việc ước tính chi phí vật liệu xây nhà càng chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát và phân bổ ngân sách cách hợp lý. Dưới đây sẽ là công thức tính vật liệu xây nhà để kiểm soát chi phí hiệu quả bạn có thể tham khảo.
1. Kinh nghiệm khi lựa chọn vật liệu xây nhà
Kinh nghiệm mua gạch trong vật liệu xây nhà
Lựa chọn vật liệu xây nhà rất quan trọng vì chúng quyết định đến sự thành công của công trình. Hiện nay có 2 loại gạch xây nhà chính là gạch nung (gồm gạch có lỗ và gạch đặc) và gạch không nung. Chọn loại gạch nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như hạng mục công trình cần xây dựng. Khi chọn gạch bạn có thể dùng mắt thường để quan sát. Gạch chất lượng sẽ có màu sắc tươi, các cạnh góc sắc. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra chất lượng gạch bằng các cách sau:
- Dùng 2 viên gạch đập vào nhau, nếu là gạch chất lượng sẽ phát ra tiếng kêu đanh.
- Thả viên gạch từ độ cao hơn 1m, nếu gạch chất lượng tốt sẽ chỉ vỡ đôi, vỡ ba mà không vỡ vụn.
- Ngâm gạch vào nước trong vòng 24h rồi kiểm tra trọng lượng của nó. Nếu gạch nặng thêm 15% nữa thì không nên dùng loại này làm vật liệu xây nhà.
Kinh nghiệm mua cát trong vật liệu xây nhà
Cát là một trong những vật liệu xây nhà không thể thiếu. Có 2 loại cát xây nhà là cát đen và cát vàng, mỗi loại thích hợp với từng hạng mục công trình khác nhau. Khi chọn mua cát bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Kiểm tra độ sạch, bẩn của cát bằng cách vốc cát lên tay và nắm lại. Nếu cát bẩn sẽ có bụi và bùn bám lại tay sau khi cát rơi đi. Ngoài ra, khi nhìn bằng mắt thường, cát sạch là cát không lẫn rác bẩn, lá cây, vỏ sò… Với những loại cát chưa được vệ sinh sạch, trước khi thi công bạn cần phải rửa cát để tránh ảnh hưởng đến chất lượng.
- Kiểm tra độ nhiễm phèn, nhiễm mặn của cát để đảm bảo chất lượng công trình. Hãy nhờ người có tay nghề thi công cứng, lâu năm giúp bạn kiểm tra hạng mục này.
Chọn những đơn vị cung cấp vật liệu xây nhà gần với công trường xây nhà để rút ngắn quãng đường vận chuyển, giảm thiểu số lượng cát hao hụt, rơi vãi do vận chuyển.
Kinh nghiệm chọn đá trong vật liệu xây nhà
Đá xây dựng có tác dụng làm tăng sức chịu tải trọng của bê tông. Những loại đá được sử dụng phổ biến để đổ bê tông hiện nay có thể kể đến như đá 1x2, 2x4. Khi lựa chọn đá xây dựng bạn cần lựa chọn những loại đá sạch, ít tạp chất. Nếu đá lẫn nhiều tạp chất thì cần vệ sinh sạch sẽ trước khi thi công để đảm bảo chất lượng bê tông đạt mức tốt nhất.
Kinh nghiệm chọn xi măng
Xi măng là loại vật liệu xây nhà dễ chọn nhất. Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn chọn cho công trình của mình hãng xi măng thích hợp. Tuy nhiên, nên cân thử một bao trước khi tiến hành đặt số lượng lớn để biết trọng lượng của nó có được cân đủ hay không. Và bạn cũng nên test thử một bao xem có bị vón cục hay không nhé.
Kinh nghiệm chọn sắt thép trong vật liệu xây nhà
Sắt thép trong vật liệu xây nhà được coi như xương sống của toàn bộ công trình. Trong quá trình xây nhà, khi kết hợp với bê tông, sắt thép sẽ làm tăng sức chịu lực, chịu nén và uốn cong cho các hạng mục công trình như móng nhà, giằng, cột trụ, dầm ngang, mái nhà… Mỗi một hạng mục công trình lại thích hợp với một loại sắt thép nhất định. Vì vậy bạn hãy tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để mua những loại sắt thép phù hợp, tránh lãng phí.
2. Công thức tính vật liệu xây nhà
Công thức tính vật liệu xây nhà qua diện tích
Muốn ước tính chính xác chi phí các vật liệu xây nhà thì cần biết được diện tích bạn muốn xây nhà là bao nhiêu.
Tổng diện tích xây nhà = diện tích tầng trệt + diện tích tầng lầu + diện tích móng + diện tích mái + diện tích sân thượng + diện tích sân trước + diện tích sân sau
Trong đó:
Diện tích tầng trệt = 100% diện tích xây dựng
Diện tích tầng lầu = 100% diện tích xây dựng
Diện tích sân trước = 30% diện tích xây dựng
Diện tích sân sau = 30% diện tích xây dựng
Diện tích ban công, sân thượng = 30% diện tích xây dựng
Diện tích móng:
Móng đơn: đã bao gồm trong báo giá
Móng băng 1 phương = 50% diện tích x đơn giá phần thô
Móng băng 2 phương = 70% diện tích x đơn giá phần thô
Cách tính chi phí vật liệu xây nhà làm móng nhà
Trước khi tính toán chi phí vật liệu xây nhà làm móng nhà, bạn cần xác định được loại móng bằng phương pháp khảo sát trắc địa. Móng nhà là bộ phận quan trọng nhất của một ngôi nhà vì nó chịu toàn bộ tải trọng của ngôi nhà. Do đó, việc làm thế nào để tính toán chi phí vật liệu xây nhà vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo an toàn luôn rất khó và phức tạp hơn rất nhiều.
Công thức tính cụ thể như sau:
Móng đơn: Bao gồm trong đơn giá xây dựng.
Móng băng một phương: 50% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
Móng băng hai phương: 70% x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
Móng cọc (ép tải): [250.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Nhân công ép cọc: 20.000.000đ] + [Hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng 1 (+ sân) x đơn giá phần thô].
Móng cọc (khoan nhồi): [450.000đ/m x số lượng cọc x chiều dài cọc] + [Hệ số đài móng: 0,2 x diện tích tầng 1 (+ sân) x đơn giá phần thô].
Lưu ý: Đơn giá móng cọc và nhân công trên chỉ mang tính chất tham khảo, đơn giá này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương.
Đơn giá vật liệu xây nhà tính theo mét vuông
Công thức tính vật liệu xây nhà qua diện tích được nhiều người áp dụng bởi nó rất đơn giản. Với cách tính này bạn cần biết được diện tích của tất cả các phòng bao gồm cả tầng lầu, mái hiên, sân thượng, sân trước, sân sau.
Đơn giá phần thô dao động khoảng 3.000.000 đồng/m2.
Đơn giá xây dựng trọn gói phụ thuộc vào vật tư hoàn thiện:
Vật liệu xây nhà trung bình dao động khoảng 4.500.000 đồng.
Vật liệu xây nhà trung bình khá dao động khoảng 4.800.000 đồng.
Vật liệu xây nhà khá dao động khoảng 5.200.000 đồng.
Vật liệu xây nhà tốt dao động khoảng 5.500.000 đồng.
Nguồn: //happynest.vn/kho-kien-thuc/100051807/cong-thuc-tinh-vat-lieu-xay-nha-de-kiem-soat-chi-phi