Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Chuyên đề vật liệu xây dựng

Nguyên nhân và cách khắc phục vết rạn nứt sau khi đổ bê tông

07/10/2022 - 01:54 SA

Nhiều công trình khi bê tông vừa khô đã xuất hiện nhiều nết nứt gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến công trình xây dựng. Vậy nguyên nhân dẫn đến nứt bê tông sớm như vậy là gì? cách khắc phục ra sao?
>> Vì sao bê tông mới đổ đã bị rạn, nứt?
>> Cách bảo dưỡng bê tông mùa nắng nóng
>> Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng nứt bê tông

Trong giai đoạn xây thô ngôi nhà, quan trọng nhất là khâu đổ bê tông cốt thép cho các cấu kiện móng, đà, dầm, sàn…, bởi yêu cầu kỹ thuật và chất lượng được đặt lên hàng đầu: chất lượng bê tông là yếu tố then chốt để có được một ngôi nhà vững chắc.
 

Không chỉ cần thi công đúng kỹ thuật và chọn vật liệu đảm bảo tiêu chuẩn mà bảo dưỡng bê tông sau khi đổ cũng quan trọng không kém.

Nguyên nhân dẫn đến nứt bê tông

Trong số các nguyên nhân khiến bê tông đổ không đạt chất lượng, có nguyên nhân đổ bê tông lúc trời nắng gắt nên vữa bê tông bị hút hết nước trong khi chưa đủ thời gian ninh kết, do vậy sẽ xuất hiện nhiều vết rỗ, vết nứt.

Môi trường lý tưởng cho bê tông là độ ẩm: bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Bê tông đổ xong dù đã se mặt, thậm chí bề ngoài có vẻ đông cứng nhưng quá trình thủy hóa bên trong vẫn tiếp tục để đạt được cường độ bê tông tối đa.

Trong môi trường quá khô, nước trong bê tông bốc hơi nhanh, không còn đủ lượng cần thiết cho quá trình thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và gây nứt nẻ.

Cách khắc phục

Có thể giữ cho bê tông ướt bằng nhiều cách như để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước sàn mái, phủ bạt tránh nắng. Một phần bê tông bị khô không đều dễ dẫn đến hiện tượng rạn chân chim, nứt nẻ, sẽ là nguyên nhân gây ngấm, thấm sau này.

Một cách bảo dưỡng đơn giản là giữ nguyên cốp pha không tháo dỡ. Cốp pha có tác dụng duy trì hơi ẩm rất tốt. Có thể kết hợp phun nước trực tiếp vào cốp pha để tăng cường lượng hơi ẩm. Bề mặt bê tông lộ ra khỏi cốp pha cần được bảo vệ, giữ ẩm bằng các tấm phủ. Ván cốp pha phải được tưới đẫm nước. Nếu thời tiết nóng, phải bảo dưỡng liên tục trong vòng một tuần đầu.

Phun nước vào cốp pha gỗ là cách giữ ẩm hiệu quả nhất. Lưu ý: phải phun đều, không để sót diện tích nào bị khô vì sẽ gây nứt nẻ, rạn chân chim trên bề mặt, và phun nước với tia nhỏ liên tục theo chu kỳ không đổi.

Trời mưa sau khi đổ bê tông có thuận lợi là tạo độ ẩm, nhưng khi nắng lên vẫn cần phải tưới nước bổ sung ngay. Nếu đổ bê tông sàn mái bằng có thể xây hàng gạch be bờ để ngâm nước xi măng.

Trong bảy ngày đầu sau khi đổ bê tông, ban ngày cần tưới 3 giờ/lần, ban đêm tưới ít nhất một lần. Từ 14-18 ngày phải tưới ít nhất ba lần mỗi ngày đêm. Công việc bảo dưỡng phải duy trì điều đặn trong vòng một tuần lễ sau ngày đổ bê tông. Nếu trời mát hơn có thể giảm bớt số lần tưới, nhưng trời nắng nóng phải tưới thường xuyên và kéo dài hơn.

Chỉ được tháo cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu. Thông thường bê tông đạt yêu cầu trong thời gian 21-30 ngày trong điều kiện nhiệt độ bình thường.

Cần chú ý rằng khi đó bê tông mới chỉ đạt đến cường độ chịu tĩnh tải (chịu trọng lượng bản thân), phải rất lâu sau mới chịu được hoạt (tải trọng lượng của các đồ đạc, thiết bị… trong nhà). Trường hợp bắt buộc phải dỡ cốp pha sớm, nên tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm bằng cây chống.

VLXD.org (TH/ kinhnghiemlamnha)

Thương hiệu vật liệu xây dựng