>> Cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép có tác dụng như thế nào?
>> Sự ăn mòn Kết cấu Bê tông cốt thép, nguyên nhân và cách phòng tránh
>> Phân loại bê tông cốt thép
Cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo TCVN 5574:2018
Căn cứ theo văn bản này, chiều dày lớp bê tông bảo vệ sẽ được quy định như sau:
Nếu trong phòng được che phủ với độ ẩm trung bình và thấp (≤ 75%) thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 20mm.
Nếu trong phòng được che phủ với độ ẩm cao (> 75%) thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 25mm.
Nếu ở ngoài trời thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 30mm.
Nếu ở trong đất, trong móng mà có lớp bê tông lót thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ là 40mm.
Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo TCXDVN 356:2005
Theo tiêu chuẩn này, lớp bảo vệ bê tông cốt thép sẽ chia ra 3 loại:
Với cốt thép dọc có tính chịu lực
Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cần được thiết kế để không nhỏ hơn đường kính cốt thép hay dây cáp. Hơn nữa, chiều dày không được nhỏ hơn:
Chiều dày bản và tường đạt: 10m (khi ≤ 100mm) và 15mm (khi ≥ 100mm)
Chiều cao trong dầm và dầm sườn đạt: 15mm (khi < 250mm) và 20mm (khi ≥ 250mm).
Chiều dày trong cột: 20mm.
Chiều dày trong dầm móng: 30mm.
Chiều dày trong móng: Móng lắp ghép 30mm; Móng toàn khối 35mm (khi có lớp bê tông lót), Móng toàn khối 70mm (khi không có lớp bê tông lót).
Với cốt thép đai, cốt thép cấu tạo và cốt thép phân bố
Chiều dày lớp bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính của các cốt thép và không nhỏ hơn: 10mm (khi chiều cao tiết diện cấu kiện <250mm) và 15mm (khi chiều cao tiết diện cấu kiện ≥ 250mm).
Với chiều dày lớp bê tông ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước
Nếu dọc theo chiều dài của cấu kiện ứng suất, thì không được nhỏ hơn:
2mm đường kính thanh thép với thanh thép nhóm CIV, A-IV, A-IIIB.
3mm đường kính thanh thép với thanh thép nhóm A-V, A-I, AT-VII.
2mm đường kính thanh thép với cốt thép dạng cáp.
Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ theo TCVN 5574:2018 mục 10.3.1
Căn cứ theo tiêu chuẩn này, lớp bê tông bảo vệ cần đảm bảo một số điều kiện sau:
Bê tông và cốt thép cần làm việc kết hợp đồng thời.
Chú ý việc neo cốt thép trong bê tông và khả năng bố trí các mối nối chi tiết của cốt thép.
Đảm bảo tính trọn vẹn của cốt thép dưới tác động từ môi trường xung quanh.
Kết cấu bê tông cốt thép đảm bảo khả năng chịu lửa.
Tránh nứt, vỡ, rỗ… trên bề mặt bê tông, làm giảm thiểu chất lượng bê tông.
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép
Dựa theo các tiêu chuẩn mà Nhất Nghệ đã chia sẻ trên đây, quý vị có thể thấy được vai trò của lớp bê tông bảo vệ là thực sự cần thiết. Đồng thời, việc xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ cũng vô cùng quan trọng. Cụ thể:
Chiều dày của lớp bảo vệ bê tông cốt thép tối thiểu là 20mm nếu độ ẩm trong nhà ở mức bình thường và thấp.
Chiều dày tối thiểu 25mm nếu độ ẩm trong nhà cao (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung).
Chiều dày tối thiểu 30mm nếu ở ngoài trời (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung), .
Chiều dày tối thiểu 40mm nếu ở trong nền đất, trong nền móng khi có sự chuẩn bị bê tông (không có các biện pháp bảo vệ bổ sung)..
Một số lưu ý về chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép cần biết
Chiều dày lớp bê tông không nhỏ hơn đường kính thanh thép và ≥ 10 mm.
Kết cấu cốt thép không làm việc cho phép giảm 5mm chiều dày lớp bê tông bảo vệ so kết cấu cốt thép làm việc.
Với các cấu kiện đúc sẵn (sàn, tấm bao che, dầm…), chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép làm việc giảm 5 mm.
Với kết cấu bê tông tế bào một lớp, chiều dày lớp bê tông tối thiểu là 25mm.trong mọi trường hợp.
Với các công trình xây dựng một lớp từ cấp B7.5 trở xuống, chiều dày tối thiểu là 20mm. Với các tấm tường ngoài (không có lớp kết cấu), chiều dày tối thiểu là 25mm.
Chiều dày lớp bê tông bảo vệ ở đầu các phần tử ứng suất tối thiểu là 3mm đường kính thanh cốt thép. Tối thiểu 40mm với thanh cốt thép và 20mm với dây cốt thép.
Khi cốt thép dự ứng lực nằm trong các rãnh hay bên ngoài mặt cắt cấu kiện, thì chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép ≥ 20 mm.
VLXD.org (TH/ Nhatnghe)