Cá cược game - Game Thể Thao 24H

Thông báo Việc làm Hỏi đáp chuyên ngành

Diễn đàn Vật liệu xây dựng BMF

Lý do và quy trình cải tạo nền nhà

31/05/2021 - 11:27 SA

Sống trong khu vực trũng thấp, nền nhà sụt lún xuống cấp hay bỗng một ngày nền nhà bị thấp hơn mặt đường thì việc cải tạo nâng nền là rất cần thiết. Quá trình cải tạo nâng nền nhà có phức tạp không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các gia chủ giải đáp thắc mắc đó.
Khi nào cần cải tạo nâng nền nhà?

Nếu ngôi nhà gặp phải 3 vấn đề dưới đây thì đó là lúc các gia chủ cần cải tạo nâng nền. Đó là:

- Nền nhà bị xuống cấp có biểu hiện sụt lún hoặc nứt vỡ, gồ ghề do thời gian xây dựng đã lâu hoặc do bị ảnh hưởng từ tác động mạnh của khu vực đất lân cận.

- Nền nhà bị thấp hơn so với mặt đường. Đây là điều không mong muốn và cũng khó lường trước trước khi xây dựng nhà nên khi gặp phải tình trạng này, gia chủ nên nâng nền để đảm bảo điều kiện sinh hoạt tốt hơn.  

- Nhà nằm trong khu vực trũng thấp, gần sông hồ, dễ gặp tình trạng lũ lụt, ngập úng khi mùa mưa về.


Cải tạo nâng nền giúp ngôi nhà hoàn thiện và đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Thay vì phải cải tạo sau khi nhà đã hoàn thiện, hiện nay nhiều gia chủ sống ở những khu vực trũng thấp đã chủ động nâng nền nhà cao để phòng ngừa ngập ngay từ ban đầu. Bên cạnh đó, việc cải tạo nâng nền không chỉ với mục đích cải thiện chất lượng kết cấu nền nhà mà còn mang ý nghĩa phong thủy, đón tài lộc vào nhà đối với một số gia chủ. 

Quy trình cải tạo nâng nền nhà cơ bản

Bước 1: Khảo sát hiện trạng nền nhà

Đây là bước rất quan trọng để các gia chủ xác định rõ nguyên nhân và tìm ra giải pháp phù hợp. 

Nếu cải tạo vì nền nhà thấp hơn mặt đường thì việc cần làm là đo chiều cao từ mặt đường đến trần nhà và từ nền hiện tại đến trần nhà để có được độ cao chính xác cần nâng. 

- Với chiều cao từ mặt đường đến trần, nếu cao hơn 3m thì gia chủ có thể tiến hành nâng nền mà không cần làm trần, đảm bảo nền nhà cao hơn ít nhất 10 - 20cm so với mặt đường là được. Nhưng nếu chiều cao từ mặt đường đến trần nhà nhỏ hơn 2,8m thì buộc phải có giải pháp sửa trần kèm theo để đảm bảo chiều cao sinh hoạt tối thiểu và giữ an toàn. Nếu không muốn sửa trần, gia chủ nên hỏi ý kiến chuyên gia, KTS để có giải pháp thay đổi bố cục công năng, thiết kế phù hợp với hiện trạng.

- Với chiều cao từ nền nhà cũ đến trần, độ cao này sẽ giúp các gia chủ tính toán được nên nâng nền thêm bao nhiêu là phù hợp nhất.

Nếu cải tạo nâng nền vì nhà sụt lún xuống cấp thì cần khảo sát hiện trạng nền nhà cẩn thận để phát hiện nguyên nhân. Nếu sụt lún do kết cấu sai khi thi công thì việc nâng nền sẽ phức tạp, đòi hỏi thêm bước gia cố nền chắc chắn hơn hoặc kiểm tra lại phần móng.

Nếu cải tạo nâng nền vì lí do phong thủy thì cần đo để điều chỉnh độ cao đúng thông số.

Bước 2: Xử lý nền nhà cũ

Xử lý nền nhà cũ sẽ giúp việc cải tạo đạt chất lượng đúng như mong muốn. Các bước cụ thể cần làm là:

- Phá bỏ lớp gạch cũ, thay thế các kết cấu kỹ thuật bị hư hỏng nếu có.
 
- Dọn sạch và làm phẳng lớp nền.

Bước 3: Tiến hành thi công nâng nền nhà

Các bước nâng nền nhà cơ bản gồm:

- Đổ lớp cát, xà bần hoặc các vật liệu nhẹ đến độ cao cần nâng, nên trừ hao khoảng 8cm. 

- Tưới nước tạo độ ẩm rồi đầm thật kỹ, tạo độ nén đúng tiêu chuẩn. 

- Cán lớp bê tông đá mi dày 5cm để làm cứng nền. Lớp vữa phải tạo dốc về hướng thoát nước, chỗ vữa mỏng nhất cần đạt độ dày tối thiểu 2cm.

- Lát gạch hoàn thiện nền nhà mới.

Một số lưu ý khi cải tạo nâng nền nhà

Việc cải tạo nâng nền nhà được miễn việc xin giấy phép xây dựng, giấy phép sửa chữa vì không làm ảnh hưởng đến công trình kế cận, không làm thay đổi kết cấu nhà. Tuy nhiên, nếu công trình nâng nền kèm theo nâng mái thì các gia chủ cần đến UBND phường làm thủ tục xin sửa chữa để phường giám sát theo dõi theo đúng quy định.

Nâng nền nhà phải đảm bảo cân đối bố cục và tính thẩm mỹ của toàn nhà. Nên có biện pháp thay đổi đồ đạc hoặc cách bố trí phù hợp để khiến không gian không có cảm giác chật hẹp đi.

Chọn vật liệu nâng nền có chất lượng tốt. Hiện nay, vật liệu được đánh giá tốt là bê tông nhẹ. Bê tông nhẹ có ưu điểm trọng lượng nhẹ hơn cát và xỉ than và độ cứng chắc chắn. Trong điều kiện thi công đúng kỹ thuật, bê tông nhẹ có thể đạt độ cứng 1-2 mpa. Đặc điểm này giúp lớp nền chắc chắn, hạn chế tình trạng sụt lún, giúp các gia chủ cảm thấy yên tâm hơn khi sử dụng. 

Trên đây là một số thông tin tham khảo để giải đáp thắc mắc việc xử lý nâng nền nhà có phức tạp không. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp các gia chủ bớt lo lắng trong việc cải tạo sửa chữa nhà cửa.

(Nguồn: //happynest.vn/chuyen-nha/8232/cai-tao-nang-nen-nha-co-phuc-tap-khong-va-quy-trinh-xu-ly-ra-sao)

VLXD.org

Ý kiến của bạn

Thương hiệu vật liệu xây dựng